Nghiên cứu cho thấy nữ giới chịu tác động nặng nhất từ COVID-19

Women make up 70 percent of front-line workers in the COVID pandemic

Women make up 70 percent of front-line workers in the COVID pandemic Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Theo một bản phúc trình mới của tổ chức bình đẳng giới toàn cầu Women Deliver và cơ quan nghiên cứu Focus 2030, phần lớn dân số thế giới muốn chính phủ của họ có hành động thúc đẩy bình đẳng giới ngay lập tức. Nghiên cứu này, trải dài trên mười bảy quốc gia, cho thấy hầu hết công dân muốn thấy nhiều nguồn lực và sự chú ý dành cho việc thu hẹp khoảng cách phái tính. Những kết quả được đưa ra khi phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng hứng chịu những tác động tồi tệ nhất của đại dịch coronavirus.


Những vấn đề về bình đẳng giới khó có thể xem nhẹ trong năm 2021 này. Nhưng còn giải pháp thì sao? 

Trong cuộc khảo sát đầu tiên thuộc loại này kể từ khi đại dịch COVID-19 gây chấn động thế giới, hai tổ chức Women Deliver and Focus 2030 đã phỏng vấn công dân trên 17 quốc gia về cách cải thiện vấn đề này. 

Nhìn chung, chấm dứt bạo lực do sự bất bình đẳng giới được coi là ưu tiên hàng đầu để cải thiện tình trạng này.

Hai tổ chức đã tham gia vào một sự kiện trực tuyến để thảo luận về lộ trình hành động nhằm đáp ứng các phát hiện của nghiên cứu.

Giám đốc cấp cao Diya Mathew của Women Deliver cho biết giải pháp được lựa chọn nhiều nhất để giải quyết bạo lực giới là tăng cường trách nhiệm giải trình đối với các tội phạm về tình dục và bạo lực thể chất.

"Về các biện pháp khác, chúng tôi nhận thấy rằng việc chấm dứt các hủ tục truyền thống có hại như tảo hôn, chặt và phá huỷ bộ phận sinh dục nữ, cũng như việc tăng các chương trình tài trợ giúp những nạn nhân từng bị bạo lực nhận được mức độ đồng tình và ủng hộ cao."

Cuộc khảo sát cũng tiết lộ những hành động từ cấp liên bang mà công chúng đang mong đợi nhất.

Gần một nửa số người được hỏi mong muốn chính phủ của họ cải các luật để thúc đẩy bình đẳng giới nhưng cũng chấm dứt phân biệt đối xử với phụ nữ. 

"Các hành động khác nhận được gần một phần ba sự ủng hộ từ những người được hỏi bao gồm nỗ lực tập trung vào những phụ nữ bị thiệt thòi, tiến hành đánh giá bình đẳng giới và thực hiện các chiến dịch truyền thông đại chúng."
Theo bản phúc trình, phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới đang phải chịu những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng COVID-19, ảnh hưởng không cân đối đến sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như triển vọng kinh tế của họ.
"Chúng tôi nhận thấy sự ủng hộ đối với các biện pháp bảo trợ xã hội thông qua nhiều hành động bao gồm định giá dịch vụ chăm sóc không trả lương."

Trong khi phụ nữ chiếm 70% nhân viên tuyến đầu, họ thường bị bỏ rơi khỏi các kế hoạch ứng phó và phục hồi COVID-19.

Giám đốc điều hành Hội Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc PhumzileMlambo-Ngcuka cho biết ngày càng có nhiều sự ủng hộ để phụ nữ đóng một vai trò nào đó trong tất cả các khía cạnh ứng phó với đại dịch.

Theo Liên hợp quốc, đại dịch này sẽ đẩy thêm bốn mươi bảy triệu phụ nữ trên toàn thế giới vào tình trạng nghèo cùng cực.

Những người phụ nữ này sẽ sống với mức dưới 90 đô la một ngày vì số lượng lao động nữ chiếm đa số trong các lĩnh vực khó khăn hiện này, chẳng hạn như dịch vụ gia đình và khách sạn.

"Những phát hiện của bản phúc trình này cho thấy rằng mọi người trên khắp thế giới nhận ra rằng bình đẳng giới là một vấn đề của thời đại và đó là vấn đề càng cấp bách hơn trong COVID-19, vì vậy chúng ta phải nắm bắt thời điểm này khi công chúng đang ủng hộ mạnh mẽ như vậy."

Wangechi Wachira là Giám đốc Điều hành của Trung tâm Giáo dục Quyền và Nhận thức ở Kenya. 

Bà nói rằng các  chính phủ phải đưa các cam kết bình đẳng giới phù hợp với các cơ chế tài chính và trách nhiệm giải trình.

"Các quốc gia có thể đưa ra luật pháp, có thể đưa ra các chính sách, nhưng nếu quốc gia đó không chịu dành sự đầu tư các khoản khác nhau, nếu quốc gia đó không chịu giải quyết các vấn đề về chế độ phụ hệ thì đó là một thách thức lớn.  Điều này có nghĩa là những luật đó sẽ tiếp tục ngăn cản phụ nữ và trẻ em gái được phát huy hết tiềm năng của họ."

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share