Nghệ sĩ thổ dân Úc đem chuông đi đánh xứ người

Artists L-R Jessica Phillips, Deborah Wurrkidj, Jocelyn Koyote, Raylene Bonson, Ingrid Johanson, Jennifer Wurrkidj, Elizabeth Kala Kala

Artists L-R Jessica Phillips, Deborah Wurrkidj, Jocelyn Koyote, Raylene Bonson, Ingrid Johanson, Jennifer Wurrkidj, Elizabeth Kala Kala Source: Bábbarra Womens Centre

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Năm nữ nghệ sĩ thổ dân đến từ một vùng hẻo lánh của Lãnh thổ Bắc Úc sẽ bay qua Pháp vào tháng 10 để triển lãm các tác phẩm của họ.


Trong nhà bà Elizabeth Kala Kala đều là nghệ sĩ. Cha và chị của bà là họa sĩ vỏ cây. Cách đây vào năm bà học đan giỏ cổ truyền của người thổ dân, và từ đó bà nghĩ ra những mẫu mã độc đáo riêng.

"Tôi rất hãnh diện về những chiếc giỏ của tôi. Tôi rất thích những mẫu giỏ của tôi," người nghệ sĩ 49 tuổi khoe.

Bà Kala Kala là một trong 5 người trong trung tâm phụ nữ Babbarra trong vùng Maningrida sẽ được Hội đồng Nghệ thuật Úc tài trợ để qua Pháp triển lãm.

Bà Ingrid Johanson, giám đốc trung tâm Babbarra, đã đề nghị ý tưởng này nhân năm nay đánh dấu Năm Ngôn ngữ Thổ Dân của Liên Hiệp Quốc.

"Maningrida là một trong những nơi nói nhiều thứ tiếng nhất tính trên đầu người. Ở đây 2.500 người nói 12 ngôn ngữ khác nhau. Cuộc triển lãm này không chỉ trưng bày nghệ thuật mà còn vinh danh tính đa dạng ngôn ngữ Maningrida với thế giới.”

Cuộc triển lãm có tên Jarracharra , tiếng thổ dân có nghĩa là cơn gió lạnh báo hiệu mùa khô bắt đầu ở linh địa thổ dân Arnhem, nhằm nêu cao vai trò của phụ nữ trong việc gìn giữ và truyền bá văn hóa thổ dân.

Phó giám đốc trung tâm là bà Jess Phillips, cho biết thực tế ngôn ngữ sử dụng trong trung tâm cho thấy sự đa dạng của khu vực như thế nào.

“Các nghệ sĩ trong trung tâm đến từ khắp nơi trong vùng linh địa Arnhem. Câu chuyện Jarracharra chỉ là một ngọn gió thổi ngôn ngữ ra bốn phương.”

Các nghệ sĩ thổ dân này chưa bao giờ ra nước ngoài nhưng họ phải tổ chức những lớp hướng dẫn nghệ thuật thổ dân cho các nghệ sĩ Pháp khi qua Paris.

"Chúng tôi sẽ chỉ cho người da trắng ở Paris biết các mẫu thiết kế của chúng tôi như thế nào và cách in ra theo phương pháp của người thổ dân," bà Kala Kala giải thích.

Cho dù chỉ có 5 người được đi, nhưng họ sẽ đem theo tác phẩm của những người ở lại để trưng bày bên Pháp.

Trung tâm phụ nữ Babbarra đã hy vọng gởi thêm người qua đó nhưng nhiều nghệ sĩ thổ dân không có đủ giấy tờ tùy thân để xin passport.

Bà Johanson giải thích ở đó không phải ai cũng có giấy khai sinh, hay bằng lái xe, thậm chí nhiều người còn không có một địa chỉ nhất định.

"Ví dụ ở Maningrida đâu có tên đường vì vậy anh có thể hình dung khó thế nào để chứng minh địa chỉ thường trú khi mà trong xóm không có đường nào có tên hết. Chưa kể vì lý do văn hóa nhiều người có nhiều tên gọi khác nhau, thậm chí thỉnh thoảng lại đổi tên."

Trung tâm phụ nữ Babbarra phải mất 2 năm để thu thập giấy tờ và bỏ ra 8 tiếng đồng hồi lái xe từ Maningrida về Darwin để nộp đơn.

Bà Kala Kala nói bà biết ơn vì cuối cùng họ có được 5 cái passport, “Tôi không có thẻ Medicare, không giấy khai sanh nhưng nhân viên di trú đã giúp tôi có passport. Đây là lần đầu tiên tôi có passport.”

Cuộc triển lãm Jarracharra được tổ chức tại Tòa Đại sự Úc ở Paris từ ngày 10 tháng 10 đến tháng 1 năm sau.


Share