Muốn đánh bắt cá voi thương mại, Nhật Bản phải rút khỏi IWC

A 2017 image showing a minke whale being landed at a port in Kushiro, Hokkaido

A 2017 image showing a minke whale being landed at a port in Kushiro, Hokkaido Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những nhóm phản đối đánh bắt cá voi đã bày tỏ quan ngại sau khi các báo cáo cho thấy Nhật Bản đang cân nhắc việc rút khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế để tiếp tục săn bắt cá voi thương mại. Thông tin này diễn ra sau ba tháng kể từ lúc các quốc gia chống săn bắt cá voi, bao gồm cả Úc, đã bỏ phiếu phản đối Nhật Bản đòi dỡ bỏ lệnh cấm.


Truyền thông Nhật Bản đang đưa tin Tokyo quyết định rút khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) để tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại.

Điều này được hiểu rằng Nhật Bản muốn tiếp tục đánh bắt cá voi trong khu vực của mình và trong khu vực đặc quyền kinh tế của họ.

Các quan chức Nhật Bản chưa chính thức xác nhận các báo cáo, nhưng đã tuyên bố "họ đang cân nhắc các lựa chọn".

Nicola Beynon, từ nhóm môi trường Humane Society International, nói rằng một động thái như vậy sẽ mang lại nhiều phiền phức.
"Ủy ban Cá voi Quốc tế là cơ quan được công nhận theo luật quốc tế , đặc trách về bảo tồn và quản lý cá voi. Vì vậy, chúng tôi rất quan ngại về việc Nhật Bản từ bỏ chủ nghĩa đa phương và các trật tự dựa trên quy tắc, và chúng tôi lo ngại điều này sẽ tạo thành tiền lệ khuyến khích các quốc gia khác hành động tương tự."

Melissa Price, Bộ trưởng bộ môi trường Úc, phát biểu chính phủ vẫn mong Nhật Bản tiếp tục là thành viên của Ủy ban Cá voi Quốc tế, nhưng bất kỳ quyết định nào về việc rút khỏi I-W-C hoàn toàn là vấn đề của Tokyo.

Đảng Xanh đã đưa ra tuyên bố kêu gọi chính phủ gây thêm áp lực cho Nhật Bản về chương trình chống săn bắt cá voi.

Bob Brown, cựu lãnh đạo của đảng Xanh, cũng là cựu chủ tịch của tổ chức bảo tồn sinh vật biển Sea Shepherd, nói rằng cả hai đảng lớn của Úc đều có vai trò trong vấn đề này.

"Tất cả các cuộc thăm dò cho thấy người dân Úc muốn nhìn thấy hành động về thỏa thuận cấm săn bắt cá voi. Vì vậy, này Scott Morrison, này Bill Shorten, hãy nói với người dân Úc những gì các ông sẽ làm cho điều này. "
Nhật Bản cho biết họ đã tuân thủ lệnh cấm của Ủy ban về đánh bắt cá voi thương mại từ năm 1988 và nói rằng họ chỉ bắt cá voi vì mục đích khoa học.
I-W-C được thành lập vào năm 1948. Ba năm sau đó, Nhật Bản đã gia nhập tổ chức này.

Vào tháng 9, họ đề xuất lệnh cấm nên được dỡ bỏ, với tuyên bố rằng số lượng cá voi đang gia tăng, nhưng các quốc gia phản đối săn bắt cá voi dẫn đầu bởi Úc, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã bỏ phiếu bác bỏ đề xuất này.

Điều đó dẫn đến việc Bộ trưởng Bộ Thủy sản Toàn quốc của Nhật Bản, Masaaki Taniani tuyên bố Nhật Bản có thể xem xét lại việc làm thành viên của I-W-C.

"Nếu việc săn bắt cá voi thương mại dựa trên khoa học hoàn toàn bị từ chối , và nếu không các quan điểm khác nhau không thể tồn tại cùng với sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, thì Nhật Bản sẽ bị buộc phải xem xét lại quan điểm của mình."

Nhật Bản thường nghĩ rằng những nỗ lực ngăn chặn việc săn bắt cá voi là mối đe dọa đối với văn hóa của họ.

Ăn thịt cá voi là một truyền thống lâu đời và chính phủ Nhật Bản từ lâu đã nói rằng Nhật Bản không thích người nước ngoài bảo người dân của họ những gì họ có thể và không thể ăn.

Mặc dù ngày nay ít người ăn cá voi hơn so với trước đây, Hideki Moronuki, Ủy viên thay thế của Nhật Bản tại IWC, nói rằng có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt lương thực nếu lệnh cấm này tiếp tục duy trì.

"Nếu chúng ta từ bỏ để đạt được mục tiêu đánh bắt cá voi bền vững , Nhật Bản sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng về an ninh lương thực."

Nhật Bản cần thông báo cho I-W-C trước ngày 1 tháng 1 nếu họ quyết định rời khỏi Ủy ban.

Và nếu điều này xảy ra, Nhật Bản sẽ cùng Iceland và Na Uy công khai thách thức lệnh cấm.

Share