Mở lại các cuộc thăm gặp tại các trung tâm giam giữ nhập cư nội địa

Villawood Detention Centre in Sydney

Villawood Detention Centre in Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Từ ngày 7/12 các trại giam giữ người tầm trú trong nội địa Úc sẽ mở của cho thân nhân vào thăm viếng trở lại sau thời gian đại dịch kèm theo một số điều kiện nghiêm ngặt.


Việc thăm viếng tại tất cả các trung tâm giam giữ người nhập cư trên đất liền sẽ bắt đầu vào thứ Hai, ngày 7/12, gần tám tháng kể từ khi nó bị tạm ngưng do COVID-19.

Các chuyến thăm chỉ được phép kéo dài một giờ, và phải tuân thủ việc vệ sinh tay, giữ khoản cách xã hội và có thể người viếng thăm được yêu cầu phải đeo khẩu trang.

Lực lượng Biên phòng Úc Australian Border Force (ABF) không khuyến khích đem theo trẻ em trong các chuyến thăm vì trẻ nhỏ ít có khả năng tuân thủ các yêu cầu vệ sinh.

ABF cũng giảm số lượng người viếng thăm để bảo đảm các quy định về giãn cách.

Rain là một người đàn ông đã bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ nhập cư Villawood ở Sydney bốn năm nay, nói rằng những quy định này gây thất vọng và ngăn cản việc thăm gặp của vợ và ba con riêng của vợ hiện sống ở Brisbane.

Trước COVID-19, thường thì vài tuần một lần vợ của Rain sẽ bay hoặc lái xe từ Brisbane với ba đứa con của đến Sydney thăm Rain.

Cả bốn mẹ con họ sẽ ở Sydney một vài ngày để thăm gặp Rain tại khu vực thăm viếng của trung tâm giam giữ.

Họ có thể vui chơi với nhau tại khu vui chơi ngoài trời dành cho trẻ em của Trung tâm - nhưng khu này hiện nay vẫn còn đóng cửa.

Rain nói với SBS rằng những hạn chế về việc thăm viếng đã khiến việc thăm viếng trở nên quá phức tạp và không đáng để đi xa xôi như vậy để thăm.

"Từ thứ Hai này, mỗi lần chỉ một người vào thăm. Chúng tôi không thể gặp tất cả gia đình mình cùng một lúc và họ phải thử COVID trước khi vào. Và chỉ được thăm gặp trong một giờ. Nhiều thứ rắc rối quá, quá phức tạp để có thể quen với những quy định này. "

Những tháng qua không được thăm nom đã khiến vợ Rain- Sara, và ba con riêng của cô - những đứa trẻ ở các tuổi 8, 11 và 14, căng thẳng.

Từ 5 năm nay cô tự nuôi các con của mình mà không có sự giúp đỡ của chồng, cứ vài tuần lại về thăm chồng sau cùng với ba con riêng của mình.

Khi việc thăm nuôi bị dừng lại và các con riêng của cô không được gặp cha dượng, tụi trẻ căng thẳng đến nỗi chúng đang được tư vấn tâm lý như Sara chia sẻ.

"Nó cứ tăng dần đến một lúc tụi nhỏ biếng ăn, chúng cảm thấy không khỏe, đau đầu, ảnh hưởng đến việc học của chúng. Với tư cách là một người mẹ, điều đó khiến trái tim tôi tan nát, tôi đang cố gắng giữ gia đình lại với nhau, và giữ cho con tôi không bị suy sụp bởi sự xa cách. Tôi đang cố gắng giữ công việc toàn thời gian của mình và bạn biết đấy, bọn trẻ cũng vậy, chúng rất buồn. Tôi thậm chí còn chưa nói với các con về các quy định thăm gặp mới này bởi vì tôi không biết làm thế nào để nói với chúng."

Theo Rain, những rắc rối của anh bắt đầu từ 12 năm trước khi anh bị kết tội do tấn công người khác nghiêm trọng và bị kết án 7 năm tù.

Sau khi mãn hạn tù và hoàn thành thời gian quản chế, anh ta biết rằng do tội danh tấn công người khác nghiêm trọng nên mặc dù đã thụ án tù nhưng điều khoản 501 về nhân thân áp dụng cho tội danh này dẩn anh đến việc bị đưa đến trại giam nhập cư để bị trục xuất.

Với khả năng bị tra tấn và hành quyết ở Syria nếu bị trục xuất trở về trong khi vợ và các con riêng của vợ sống ở đây, Rain đang làm hết sức mình để chống lại việc bị trục xuất về Syria trong 5 năm.

Từ lúc bị bắt vào năm 2009, mặc dù là thường trú nhân của Úc đã kết hôn với một người Úc và là người giám hộ hợp pháp của trẻ em Úc, nhưng do tội phạm của mình nên visa thường trú của Rain bị thu hồi.

Và với tình hình bất ổn như hiện nay ở Syria khi Bashar Al-Assad vẫn đang nắm quyền thì việc ông bị giam giữ vô thời hạn cho đến khi nào Syria hết đánh nhau là chuyện không tránh khỏi, trừ khi Chính phủ Úc cho anh ta một cơ hội thứ hai.

Ghader là người người nhập cư khác đến Úc từ Iran vào năm 2010 đang ở tại trung tâm Villawood.

Anh ta đã được cấp thị thực bắc cầu hai năm nhưng khi nó hết hạn, anh bị trả lại trại giam nhập cư nơi anh vẫn ở đó cho đến nay mặc dù chưa bao giờ bị buộc tội hoặc bị kết án tội phạm ở Úc.

"Ya, chính xác là tôi đã bị giam giữ bảy năm ba tháng, tôi không có tiền án. Tôi đã có thị thực bắc cầu trong một vài năm và thị thực bắc cầu của tôi đã hết hạn. "

Ghader nói với SBS News rằng những người bị chuyển từ nhà tù sang trại giam nhập cư để chờ trục xuất phàn nàn rằng trong tù họ được tự do hơn là ở trại giam giữ nhập cư về vấn đề thăm gặp.

Đặc biệt đáng lo ngại đối với những người mới từ nhà tù đến trại giam nhập cư là thực tế là các cuộc thăm viếng sẽ được tổ chức trong cái mà những người bị giam giữ gọi là 'một cái hộp' - một căn phòng nhỏ có vách ngăn bằng kính giữa người bị giam giữ và người đến thăm.

"Tuần trước, chúng tôi có một vài cậu trai được chuyển đến từ nhà tù tới và họ nói với chúng tôi rằng lúc ở tù họ có những cuộc thăm gặp. Những chuyến thăm gặp thật sự và không có sự gián cách '. Họ hỏi tôi thăm gặp trong một cái hộp có nghĩa là sao? Tôi giải thích rằng có một tấm kính giữa chúng tôi và người đến thăm, hai bên không thể chạm vào, mà chỉ có thể nhìn thấy và nói chuyện. Họ đã sửng sờ khi nghe vậy. Họ sốc thật sự. Họ nói rằng ngay cả trong tù họ cũng có nhiều tự do hơn chúng tôi ở đây và họ hỏi trung tâm giam giữ là vậy sao và điều này rất kỳ lạ.”

Ghader có vẻ đúng - theo trang web Cộng đồng và Công lý của Chính phủ New South Wales, các nhà tù ở NSW cho phép hai người vào thăm gặp một lúc, có thể là hai người lớn hoặc một trẻ em và một người lớn được phép thăm người bị ở tù.

Tại các nhà tù, thân nhân và khách thăm và tù nhân có thể dùng cùi chỏ để chạm nhau hay chạm nhau bên má ngoài của bàn tay nắm lại và không có rào cản bằng kính giữa họ mặc dù họ phải tuân thủ giữ khoảng cách xã hội.

Đối với các Trung tâm giam giữ người nhập cư trên nội địa Úc sự căng thẳng ngày càng gia tăng vì không ai trong số họ biết được khi nào họ sẽ được thả.

Trong nhà tù, các tù nhân có thể chờ cho đến khi án tù của họ kết thúc thì họ sẽ được tự do.

Tuy nhiên, trong việc giam giữ người nhập cư, người bị tạm giữ chỉ được thăm nom, không biết khi nào sẽ được trả tự do, không được gặp con là một vấn đề mà cha mẹ không thể giải quyết và con cái không thể hiểu được.

Rain cho biết họ thường cảm thấy bất lực, sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng.

"Tôi không biết giải quyết vấn đề như thế nào, nhất là với tụi nhỏ, chúng không thể hiểu vì sao chúng không được đi thăm. Chúng cũng hiểu là vì coronavirus nhưng chúng không hiểu tại sao chúng không thể nhìn thấy cha mình. Điều này thực sự khó khăn, và thành thật mà nói, tôi không chịu nổi.....Không thể nhìn thấy gia đình mình thực sự là điều khó khăn, và tôi vẫn đang phải chịu đựng nó. "

Đối với vợ của anh,Sara, đó là một tình huống đáng xấu hổ.

"Tôi xấu hổ vì tôi sinh ra ở đất nước này. Tôi xấu hổ vì điều này đang xảy ra ở Úc. Chúng tôi không phải là một quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Coronavirus có thể là lý do mà họ đặt ra, bởi lẽ điều này đã nằm trong kế hoạch của họ từ lâu. Họ không bao giờ muốn khách đến thăm ở đó. Họ không muốn những người này có bất kỳ hy vọng nào và đây là một cái cớ và nó hoàn toàn đáng hổ thẹn. "

SBS News đã liên hệ với Lực lượng Biên phòng Úc để đưa ra bình luận, nhưng không nhận được phản hồi cho đến khi bài này được đăng.

Tên của những người tham gia vào câu chuyện này đã được thay đổi để bảo toàn tính ẩn danh của họ.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share