Thủ tướng Đức Merkel cảnh báo Trump đừng hủy hoại LHQ

Merkel fights for multilateralism after Trump UN speech

Merkel fights for multilateralism after Trump UN speech Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ tướng Đức Angela Merkel có lời khuyên tới Tổng thống Mỹ đừng phá hủy tổ chức Liên Hiệp Quốc sau khi ông Trump phát biểu tại đại hội thường niên LHQ bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa và cổ võ cho ý tưởng ưa thích mà ông gọi là chủ nghĩa yêu nước và quyền lợi độc lập. Các nhà phân tích và các chính trị gia đã lên án ý kiến này của ông Trump, và nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của tổ chức Liên Hiệp Quốc là giúp giữ cho thế giới không rơi vào sự hỗn độn.


Vào hồi đầu tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã dùng bài phát biểu của mình tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng LHQ để đưa ra một thông điệp quyết liệt cho việc ông từ chối chủ nghĩa toàn cầu hóa và bảo vệ quyền lợi của Hoa kỳ.

"Nước Mỹ được điều hành bởi người Mỹ. Chúng tôi từ chối ý tưởng toàn cầu hóa và chúng tôi theo đuổi học thuyết chủ nghĩa yêu nước. Trên thế giới, những quốc gia có trách nhiệm cần phải bảo vệ mình trước những đe dọa về chủ quyền không chỉ từ việc điều hành toàn cầu mà còn từ những thứ ràng buộc và thống trị khác."

Bài phát biểu của ông vấp phải một sự phản đối gay gắt trong đó ông Tổng thư Ký LHQ Antonio Guterres lên tiếng nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự đa dạng và đa văn hóa, và nói không cần pahỉ nghi ngờ về tầm quan trọng của nó vào cái lúc mà nó cần thiết hơn bao giờ hết tính đại đồng và đa dạng trên thế giới.

"Tương lai của chúng ta dựa trên tinh thần đoàn kết. Chúng ta phải củng cố lại những niềm tin đang bị sứt mẻ. Chúng ta ta phải quán triệt lại đường hướng đa phương của chúng ta. Và chúng ta phải đề cao sự tôn trọng cho từng cá nhân mỗi quốc gia cũng như cho tât cả chúng ta. "

Còn bà thủ tướng Đức Angela Merkel thì cả nh báo ông Trump rằng coi chừng đừng phá hỏng LHQ.

Tiếp nối phát biểu mạnh mẽ của ông Tổng Thư Ký LHQ Guterres, bà nói rằng chủ nghĩa đa phương là phuơng thức cho rất nhiều những mâu thuẩn trên thế giới có thể được giải quyết suggesting.

"Tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập trên đống hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng ta đã muốn đổi mới Hội Đồng Bảo An từ nhiều năm nay, thế nhưng thưa quý vị, để phá hủy một cái gì đó mà không xây dựng một thứ thay thế thì thật là nguy hiểm, và theo tôi thì nó có thể phá hủy cộng đồng của chúng ta nhanh hơn chúng ta nghĩ."

Bà Thủ tướng Merkel với học vị Tiến sĩ của mình nói rằng ông Trump đã không nhìn thấy khả năng giải quyết những vấn đề khúc mắc từ việc hợp tác, thay vào đó ông chỉ nhìn thấy một kẻ chiến thắng từ những vụ thương lượng trên thế giới.

"Điều đó bắt đầu với tổng thống Mỹ hiện tại, người cho rằng chủ nghĩa đa phương không phải là câu trả lời cho các vấn đề của chúng ta. Ông tổng thống cho rằng trong mọi tình huống tranh chấp nào thì rốt cuộc chỉ có kẻ thắng là được lợi. Tôi không nghĩ vậy. Tôi không tin vào các tình huống mà chỉ có một ăn cả ngã về không, và do đó ông đã có những nghi ngờ về thỏa thuận bảo vệ khí hậu, hoạt động của Liên hợp quốc là các hệ thống đa phương vượt ra khỏi châu Âu."

Natalia Grincheva là nhà phân tích văn hóa công chúng tại Trường đại học Melbourne.

Tiến sĩ Grincheva nói tiến sĩ Merkel, là một nhà lãnh đạo kỳ cựu và là một đồng minh gần giũ với Tổng thống Mỹ tiền nhiệm Barack Obama, hoàn toàn đúng khi nhấn mạnh sự cần thiết khi bỏa vệ chủ nghĩa đa phương.

"Trump, khi nói rằng chủ nghĩa toàn cầu phải đứng sau sự độc lập trong giao dịch - ông gọi đó là 'độc lập' chứ tôi thì gọi đó là 'chủ nghĩa dân túy', thì theo tôi đó là một sự thoái lui trong ngoại giao. Bởi vì ông Trump đánh giá thời đại toàn cầu hóa của chúng ta của xếp hạng thứ hai thế nhưng chính đó lại là công cụ rât uyển chuyển tinh vi trong các mối quan hệ chính trị quốc tế. "

Tuy nhiên tiến sĩ Grincheva cũng nói rằng mô hình của Liên hợp quốc đang già cỗi và cần được đánh giá lại.

Bà nói rằng thực tế có những lo ngại về những bình luận của ông Trump, và những việc trước đó cho thấy nó có thể không ổn định.

"Có nhiều vấn đề bên trong, như là sự hiện diện của tổ chức này. Và, như trong tình huống mà trong đó ông Trump đưa ra bài phát biểu rằng ông ấy sẽ không đóng góp vào các chi phí để duy trì sự hoạt động của tổ chức LHQ nữa đồng thời nói rằng sẽ cắt giảm tài trợ cho nhiều chương trình, tôi nghĩ nó sẽ không hay cho tổ chức quốc tế này. Bởi nó cho thấy rằng chỉ một quốc gia là có thể có rất nhiều quyền lực, và trong trường hợp này thì đây không phải là việc quản trị tốt. "

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share