Lo ngại về khả năng nổ hóa chất tại một nhà máy ở Newscatle

Concerns have been raised about the storage of ammonium nitrate in Newcastle.

Concerns have been raised about the storage of ammonium nitrate in Newcastle. Source: Google Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vụ nổ kinh hoàng tại Beirut làm dấy lên nỗi lo ngại cho cư dân ở Newcastle khi tại đây cũng có một nhà máy đang chứa khoảng 12.000 tấn amoni nitrat.


Vụ nổ gây chấn động thế giới ở Beirut đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 135 người, nay làm dấy lên nỗi lo lắng cho cộng đồng đang sinh sống gần một kho hóa chất ở Newcastle có lượng hóa chất còn lớn hơn ở Beirut.

Có khoảng 6.000 đến 12.000 tấn amoni nitrat đang nằm trong kho của nhà máy Kooragang Island thuộc công ty khoáng chất Orica, gấp 4 lần số lượng hóa chất ở kho Beirut.

Nhà máy này chỉ cách trung tâm Newcastle 3km, và cách nơi cư dân đang sinh sống chỉ 800m.

Keith Craig, kỹ sư hóa chất đồng thời là người tổ chức chiến dịch yêu cầu di dời kho hàng, nói rằng vụ nổ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

“Những năm qua đã có khoảng 40 hoặc hơn các vụ nổ do amoni nitrat gây ra, và vụ nổ ở Beirut là vụ mới nhất. Do đó chuyện này thực sự là mối quan ngại lớn cho cộng đồng, cho dù khả năng nổ rất thấp, nhưng nếu xảy ra thì hậu quả rất thảm khốc vì đây là một nhà máy có nguy cơ cao khi ở gần khu dân cư như vậy.”

Tiến sỹ Chi Phan là giảng viên khoa Hóa tại Đại học Curtin ở Tây Úc. Ông nói amoni nitrat lần đầu được sử dụng là chất nổ trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng cho đến nay hóa chất này vẫn khá phổ biến trên thế giới.

“Amoni nitrat là hóa chất có chứa lượng nitrat rất cao. Loại hóa chất này rất phổ biến vì giá thành rẻ và khá hữu dụng. Hai ứng dụng chính của hóa chất này dùng trong phân bón để tăng lượng nitrat, và ứng dụng thứ hai là làm chất nổ.”

Vụ nổ ở Beirut không phải vụ nổ đầu tiên dạng này.

Vào năm 1947 đã có hơn 600 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương trong một vụ nổ tương tự ở Texas. Khi đó các công nhân đang vận chuyển phân bón lên tàu chở hàng tại cảng ở thành phố Texas.

Vào năm 2001, một vụ nổ tại nhà máy hóa chất ở Toulouse, Pháp, khiến 31 người thiệt mạng.

Còn ở Newcastle, cư dân ở đây đang yêu cầu phải giảm lượng hàng hóa chất trữ trong kho hoặc phải di dời toàn bộ nhà máy.

Nhưng theo tiến sỹ Phan thì người dân không nên so sánh rủi ro với những gì xảy ra ở Beirut vì kho hàng ở Beirut rõ ràng là không có tiêu chuẩn về an toàn và gần đó lại có một kho pháo hoa.

“Về căn bản, nếu đặt hóa chất cạnh một kho chất nổ hoặc nếu có các vật liệu dễ nổ xung quanh thì vụ nổ xảy ra là điều dễ hiểu. Nhưng theo hiểu biết của tôi về kho hàng ở Newcastle thì họ tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt trong việc xử lý vật liệu và họ đặt hóa chất xa nhưng vật liệu dễ cháy nổ. Đồng thời họ cũng có ghi hồ sơ cẩn thận nên cho đến nay thì tôi vẫn khá chắc chắn rằng họ có đủ quy trình về an toàn.”

Tiến sỹ Gabriel Da Silva là một giảng viên khoa Hóa tại Đại học Melbourne, ông đồng ý với việc cho rằng nguy cơ ở Newcastle là rất thấp.

“Nếu các hóa chất được lưu trữ và xử lý đúng cách, thì thực ra không có gì nguy hiểm. Nó không cháy và khó có thể nổ được. Nhưng nếu xử lý sai thì rõ ràng là có thể sẽ có hậu quả thảm khốc.”

Công ty khai khoáng Orica thì nhấn mạnh hoạt động của họ ở nhà máy Koogarang Island được các nhà chức trách kiểm soát gắt gao.

Công ty đã có văn bản nói rằng họ tuân thủ tiêu chuẩn đánh giá rủi ro của chính phủ NSW.

Tiến sỹ Da Silva nói mặc dù có thận trọng nhưng cộng đồng Newcastle không cần phải lo lắng

“Chúng ta cũng nên kiểm tra xem mọi thứ đã làm đúng hay chưa, nhưng theo tôi, cho đến khi chúng ta tuân theo các quy trình lưu trữ và xử lý hóa chất, thì không co lý do gì mà kho hàng này lại không thể an toàn như những nhà máy khác.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share