Lao động hy vọng chính sách mới nơi làm việc sẽ bảo vệ cho công nhân

Anthony Albanese

Leader of the Opposition, Anthony Albanese (AAP) Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Lãnh đạo Lao Động đối lập Anthony Albanese hứa hẹn sẽ bảo đảm vấn đề công ăn việc làm trong luật lệ về nơi làm việc, theo một kế hoạch giúp tăng cường quyền hạn cho công nhân. Lao động phác họa một loạt các chính sách về quan hệ kỹ nghệ, nhằm giảm bớt tình trạng bất an trong công việc của hàng ngàn người đi làm.


Đảng Lao Động với lãnh đạo Anthony Albanese hiện đổi mới chính sách về lao động, trước cuộc bầu cử liên bang dự trù diễn ra vào năm tới 2022.

Ông hé lộ chính sách quan hệ lao tư còn gọi là quan hệ kỹ nghệ, nhắm vào việc cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc cho người dân Úc, khi họ làm các công việc trong điều kiện bất an.

Ông muốn những công nhân bán thời hay theo hợp đồng, được bảo vệ nhiều hơn.

"Cái giá phải trả hiện nay, là mọi người bị buộc phải làm việc trong những điều kiện của thế giới thứ ba; một sự thúc đẩy mà theo đó mọi người không có mức lương tối thiểu cho những gì họ được trả".

'Ví dụ như khi đấu thầu các hợp đồng NDIS tức bảo hiểm khuyết tật, ai đó nói rằng tôi sẽ làm công việc đó với 100 đô la, người khác trả giá sẽ làm với 90 đô, kẻ khác nói sẽ làm chỉ 80 đô thôi, chuyện nầy nghe có quen không?

'Đó là chính sách Workchoices về nơi làm việc của chính phủ Howard, mọi người đấu giá với nhau mà không có mức lương tối thiểu”, Anthony Albanese.

Đây là những gì Lao động đang đề nghị.

“Các điều kiện căn bản mà người lao động Úc hiểu biết và xứng đáng được hưởng, như nghỉ phép và những điều kiện khác mà công nhân Úc đương nhiên phải có".

"Tính chất của công việc đã thay đổi và mọi người dân Úc hưởng các tiện lợi, như có thể gọi một xe Uber, nhận được thức ăn giao tận nhà qua nhiều dịch vụ giao nhận thực phẩm, tìm việc làm tại nhà qua mạng Airtasker".

"Việc nầy không nên diễn ra, với cái giá mà công nhân không thể sống nổi”, Anthony Albanese.

Lao động cũng hứa hẹn cải thiện quyền hạn và bảo vệ cho những người làm công việc bất định, đặc biệt là những người làm việc trong một nền kinh tế thị trường tự do, thường được gọi là gig economy.

Ông Alex Roxborough là một người giao hàng cho biết.

“Khi chúng ta không có mức lương căn bản, có nghĩa là chúng ta có nhiều rủi ro khi làm việc, trong đó mức lương công bằng thực sự là vấn đề an toàn".

"Chẳng có ngày nghỉ, không có hưu bổng, chẳng bồi thường xứng đáng trong trường hợp thương tật hay chết chóc".

"Những cách đối xử mà chúng tôi hiện nhận được, đó chính là cách đối xử tại một quốc gia đang phát triển”, Alex Roxborough.

Trong khi đó, chiều hướng của các dịch vụ dựa trên công việc như Uber, Deliveroo và Airtasker, đã bùng nổ trong thập niên vừa qua.

Nền kỹ nghệ trị giá hàng triệu đô la, thường bị cáo buộc là trả lương thấp cho công nhân, nhiều người là các di dân.

Mối quan ngại ngày càng gia tăng, sau khi có 5 tài xế giao thức ăn mất mạng hồi năm rồi.

“Loại áp lực đè nặng lên các công nhân nầy, đã dẫn đến việc mất mạng khi làm việc hồi năm rồi".

"Chúng ta là một quốc gia tốt đẹp hơn, công bằng hơn trong chuyện đó".

"Tôi không xin lỗi khi chắc chắn rằng, chúng tôi sẽ mang lại sự thay đổi phản ảnh một nền kinh tế tân tiến”, Anthony Albanese.
“Đó không phải là chính sách của chúng ta, tôi sẽ không dính líu vào chuyện ‘gánh nặng về phí tổn sẽ áp dụng vào đâu’, đối với những gì mà tôi không đề nghị”, Tony Burke
Chủ tịch Tổng Công Đoàn Úc là bà Sally McManus cho rằng, việc đối xử hiện thời đối với công nhân là vấn đề gây hết sức bất mãn.

“Có nhiều công việc trong nền kinh tế của chúng ta sẽ bị biến thể theo kiểu ‘uber’, nếu chúng ta không có hành động để chắc chắn rằng mọi người có đầy đủ quyền hạn của họ".

"Những gì chúng ta chứng kiến, là các thí dụ cho thấy các công nhân thực sự bị bóc lột thậm tệ".

'Các công ty kỹ thuật khổng lồ hiện cắt giảm lớn lao từng công việc của các công nhân, trong khi họ chẳng được bảo vệ, chẳng có quyền hạn chi cả".

"Họ có ít quyền lợi hơn các công nhân hồi 100 năm trước và mọi chuyện cứ diễn tiến như vậy”, Sally McManus.

Trong số các thay đổi dự trù của Lao động về quan hệ lao tư, sẽ là vấn đề ‘An toàn Công việc’ hay Job Security, sẽ được ghi vào đạo luật Công bằng Công việc, Fair Work Act và đặt chuyện nầy ở mức ưu tiên cao, cho Ủy ban Công bằng Nơi Làm Việc hay Fair Work Commission.

Thế nhưng chính phủ nói rằng, ý tưởng nầy sẽ là tai họa cho giới doanh nghiệp, khi gọi đây là ‘một sự điên cuồng không hơn không kém’ về lãnh vực hoàn toàn chính trị.

Tổng Trưởng Tư Pháp Christian Porter cho biết, ông có con số ước tính về chi phí nới rộng ngày nghỉ bệnh, nghỉ thường niên và nghỉ dài hạn, cho 3 triệu rưỡi người làm việc phù động hay casual.

Ông kết luận, chính sách quan hệ lao tư của Lao động sẽ tốn kém đến 20 tỷ đô la tiền thuế cho giới doanh nghiệp.

“Đó là một trong những lời hứa không giới hạn, không đủ tiêu chuẩn, khá kỳ quặc nhất, từng được đưa ra trong lịch sử quan hệ lao động ở Úc và đây là sự thay đổi lớn nhất, triệt để nhất".

'Hiện tại quí vị có một doanh nghiệp Úc, vừa phải vật lộn vượt qua đại dịch sức khỏe, vừa chiến đấu để thoát khỏi cuộc suy thoái do COVID-19 gây ra".

'Đó sẽ là một sự kiện cấp độ tuyệt chủng, đối với hàng chục ngàn doanh nghiệp Úc”, Christian Porter.

Thế nhưng phát ngôn nhân đối lập về quan hệ kỹ nghệ là ông Tony Burke cho đài ABC biết rằng, ông Porter chẳng hiểu gì về các đề nghị của Lao động cả.

“Đó không phải là chính sách của chúng ta, tôi sẽ không dính líu vào chuyện ‘gánh nặng về phí tổn sẽ áp dụng vào đâu’, đối với những gì mà tôi không đề nghị”, Tony Burke.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share