Nghiên cứu quan trọng phá tan ngộ nhận về mối liên hệ giữa chủng ngừa MMR với autism

measles, mumps and rubella vaccine on a countertop at a pediatrics clinic in Greenbrae, Calif.

measles, mumps and rubella vaccine on a countertop at a pediatrics clinic in Greenbrae, Calif. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nguyên cứu sâu rộng đã giúp xóa bỏ một số ngộ nhận và nhầm lẫn trước đây đó là không có sự liên hệ giữa chích ngừa sởi, quai bị và rubella hay còn gọi là sởi Đức với hội chứng tự kỷ (autism) ở trẻ em. Sự ngộ nhận về mối liên hệ giữa chích ngừa MMR với hội chứng tự kỷ xuất phát từ một nghiên cứu ra đời cách nay 20 năm.


Một nghiên cứu quan trọng giúp dẹp bỏ những ngộ nhận trước đó về mối liên hệ giữa autism và việc chích ngừa sởi, quai bị và rubella tức sởi Đức.

Cuộc nghiên cứu này kéo dài suốt 10 năm qua đó theo dõi và phân tích tất cả trẻ em sinh ra ở Đan Mạch từ các bà mẹ là người Đan Mạch trong khoản thời gian từ 1999 và 2010 và tổng số trẻ được theo dõi lến đến hơn 650,000 trẻ em.

Được công bố trong tạp chí khoa học Biên niên sử của tạp chí Nội khoa (Annals of Internal Medicine journal), kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine ngừa sởi quai bị M-M-R không làm gia tằng nguy cơ autism ở trẻ ngay cả ở những nhóm trẻ có nguy cơ cao.

Giáo sư Kristine Macartney là giám đốc của Trung Tâm Nghiên cứu và Giám sát Chủng ngừa Úc -Australian Centre for Immunisation Research and Surveillance, bà cũng tham gia giảng dạy ở khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em tại trường Đại Học Sydney nói rằng nghiên cứu này có một giá trị và ý nghĩa to lớn.

"Một trong những thế mạnh của nghiên cứu này là số lượng trẻ em lớn nhất từ trước tới giờ trong cùng một nghiên cứu. Điều quan trọng nhất mà nghiên cứu này đưa ra cũng như một chục các nghiên cứu trước đó đó là vaccines không phải là nguồn cơn gây ra sự bất bình thường trong phát triển ở trẻ. Vaccines không gây ra autism, thực chất thì chủng ngừa giúp ngăn chặn những chứng bệnh lây lan mà nếu bị nhiễm có thể gây tổn hay đến não bộ của trẻ nhỏ."

Sự ngộ nhận về mối liên hệ giữa chích ngừa sởi quai bị với bệnh autism xuất phát từ một nghiên cứu công bố vào năm 1998 cách nay 20 năm.

Tác giả chính của nghiên cứu này là một bác sĩ người Anh, Andrew Wakefield, đã dựa vào một nghiên cứu trên 12 đứa trẻ để đưa ra kết luận rằng có sự liên hệ nguy hại như nói trên.

Bác sĩ Hannah Kirk, thuộc Viện nghiên cứu về thần kinh và nhận thức thuộc đại học Monash nói, Bác sĩ Wakefield sau đó đã rà soát lại kết quả nghiên cứu của chính mình và Hội đồng Y khoa Tổng Quát Anh đã lấy nghiên cứu của ông ra.

"Nó được rà soát lại vào năm 2010 nhưng thật buồn là nó đã gây một ảnh hưởng đủ mạnh vào công chúng. Tôi nghĩ nó dẫn tới việc có rất nhiều người đã nghi ngờ về sự an toàn khi chủng ngừa."

Tổ Chức Sức khỏe Thế Giới trước đây cũng đã cảnh báo rằng sự gia tăng của khuynh hướng chống chủng ngừa sẽ khiến cho những nỗ lực vận động hàng mấy thập niên để dân chúng đem con đi chích ngừa sởi và quai bị trở nên hoài công.

Tổ chức sức khỏe thuộc cơ quan Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái cũng đã nêu lên những trường hợp lây nhiễm sởi và quai bị gia tăng đến 50% trên toàn thế giới khiến 136,000 người chết.

Giáo sư Macartney nói những con số này là một thực tế đáng sợ.

"Sởi là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tổn thương hệ thần kinh não và là một căn bệnh mà chúng ta chắc chắn mong muốn ngăn ngừa sự tiêm nhiễm và lây lan của nó. Và chúng ta có thể hạn chế căn bệnh nên trên thế giới nếu như chúng ta vận động được nhiều người tham gia chủng ngừa."

Bác sĩ Kirk nói các phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò nguy hiểm trong việc phát tán những thông tin sai lệch dẫn tới thái độ đối kháng hay chống việc chủng ngừa sởi quai bị.

"Chúng ta cần có một chiến dịch vận động mọi người hiểu đúng về chủng ngừa trên các trang mạng xã hội và cả trên các phương tiện truyền thông chính ngạch. Rõ ràng chúng ta sẽ đưa tin về kết quả của cuộc nghiên cứu này bằng cách nói về các sự ngộ nhận mà nghiên cứu trước đó đã gây ra. Chúng ta đưa tin với chiều sâu qua những cuộc thảo luận đưa ra chỉ dẫn cho thấy không có sự liên hệ nào giữa chũng ngừa và autism và tạo cơ hội cho công chúng tham gia vào cuộc bàn luận này."

Bà cũng nói rằngcác cộng đồng khoa học đã cảm nhận những áp lực lên họ trong việc giải tỏa sự ngộ nhận sai lầm về mối liên hệ giữa chủng ngừa và austism.

Họ cần những việc ra soát lại những nghiên cứu trước đó để tìm ra nguyên nhân thật sự của hội chứng autism.

"Thật là không may là người ta có khuynh hướng xem việc chủng ngừa như là mối nguy cơ có về phát triển không bình thường. Điều này giờ đã có câu trả lời là sai tuy nhiên để giải tòa sự hiểu lầm này thì cần nhiều nỗ lực và thời gian. Và điều cần hiểu là autism là một sự rối loạn trong việc hình thành và phát triển não bộ của thai nhi và không liên quan gì đến việc chích ngừa, khi mà đứa trẻ sinh ra mọi thứ đã định hình. Vì vậy dấu hiệu autism có thể nhận ra khi đứa bé còn rất nhỏ."

Giáo sư Kristine Macartney hy vọng này sẽ khép lại những nghiên cứu loại này.

"Mỗi khi chúng tôi tiến hành một cuộc nghiên cứu lớn tập trung một số lượng rất lớn các mẫu tham gia thì sự tốn kém là rất nhiều, không chỉ về tiền bạc mà nó còn ảnh hưởng đến những nghiên cứu khác về các lãnh vực phải ngưng lại hoặc không có cơ hội. Vì vậy tôi khen ngợi nỗ lực của các đồng nghiệp mình ở Đan Mạch đã bỏ công sức cho cuộc nghiên cứu nhưng tôi nghĩ điều quan trọng không kém là nhận thấy những tiếng nói của một số ít người đang tiếp tục khuếch tán những thông tin sai lạc mà các nghiên cứu khoa học mới nhất đã chứng minh là sai, và nên chăng chúng ta tập trung vào giải quyết những việc như vậy."

Bác sĩ Kirk, tại Đại học Monash University, thừa nhận rằng trong lúc mà những ngộ nhận về chủng ngừa còn trong dân chúng thì điều cần thiết là phải tập trung vào thông tin cho những nhóm dân này, để họ hiểu ra tác dụng đúng đắn về tiêm ngừa .

"Chúng ta thật sự cần phải tập trung mạnh hơn vào việc giúp đỡ cha mẹ gầy dựng niềm tin vào các chuyên gia y tế và các tổ chức y tế khi đưa ra thông điệp về chủng ngừa. Cung cấp các thông tin về chủng ngừa đồng thời giải thích kỹ càng những ngộ nhận và nguy cơ của việc không chủng ngừa sẽ giúp các bậc cha mẹ xóa tan những ngờ vực mà họ có từ những thông tin sai lệc của phong trào chống lại việc chủng ngừa. Tôi nghĩ thậm chí để đẩy mạnh việc này cần phải có những điều luật ràng buộc nhằm giúp việc chủng ngừa được quảng bá và thực hành rộng rãi."

Giáo sư Macartney hy vọng cha mẹ sẽ có những quyết định đúng đắn cho con trẻ của mình.

"Chúng tôi không thể thay đổi tư duy của những nhà lý thuyết đầy ngờ vực và hoài nghi, nhưng chúng ta phải phải bảo đảm rằng ít nhất 98% còn lại trong dân chúng họ có được những thông tin đúng đắn về chủng ngừa để bảo vệ cho con cái họ khỏi những chứng bệnh nguy hiểm, những thứ bệnh chết người nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng tiêm vaccines."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share