Làm thế nào tránh nước mưa bị ô nhiễm đổ vào biển?

Sea foam approaching beachfront houses after heavy rain and storms at Collaroy in Sydney's Northern Beaches

Sea foam approaching beachfront houses after heavy rain and storms at Collaroy in Sydney's Northern Beaches Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khu vực phía đông nước Úc bị các trận mưa như thác đổ kể từ đầu tháng 2 gây ra lụt lội khắp nơi. Trong khi những cơn mưa mang lại dịu mát cho mùa hè nóng bức dẫn đến cháy rừng, thì cũng có các quan ngại là nạn lụt gây thiệt hại nhiều hơn cho môi trường. Trong khi đó khoa học gia trưởng của Úc đề nghị việc giảm bớt khí thải trong tương lai nhằm tránh các hiện tượng thời tiết cực độ là thủy điện.


Sau một mùa hè với thời tiết khô nóng và cháy rừng, các trận mưa nặng hạt đã được mọi người chào đón vào đầu tháng 2, cũng mang lại nhẹ thở cho các thị trấn ở vùng quê nước Úc, vốn chịu đựng rất nhiều từ nạn hạn hán.

Thế nhưng các cơn mưa như thác đổ, cũng có thể gây ra thêm nhiều khó khăn mà các chuyên gia cảnh cáo rằng, những vụ lũ lụt ven biển có thể gây hư hại cho môi trường sinh thái biển.

Ông Jeremy Brown là đồng sáng lập Dự án Hải Dương, qua việc chế tạo các dụng cụ để giữ lại rác rưởi, từ các ống cống thoát nước mưa.

“Trong những khu vực đô thị mà chúng ta đang sống, thì các trận mưa kéo theo ô nhiễm mà cuối cùng chảy xuống rạch, sông hay biển".

"Chúng tôi ước lượng có khoảng 5 hồ bơi với kích thước của Olympic đầy các chất ô nhiễm, đổ vào Vịnh Sydney trong 4 ngày qua”, Jeremy Brown.

Hồi tuần qua, các trận lũ lụt đã khiến cho các khu vực ven biển, đã chịu cảnh thủy triều và sóng biển dâng cao, cùng với lũ lụt chớp nhoáng đã xảy ra tại vùng Sydney.

Các ống cống thoát nước mưa ra biển, đã mang theo rác rưởi, hoá chất và mọi thứ đổ vào đại dương.

Ông Michael Wicks là Kỹ sư về Môi trường tại Dự Án Hải Dương cho biết.

“Chúng ta có nhiều trận mưa lớn trong ít ngày qua, vì vậy càng nhiều mưa thì quí vị sẽ thấy nó cuốn theo rác rưởi và các chất ô nhiễm thêm vào môi trường của chúng ta”, Michael Wicks.

Trong khi đó, tiến sĩ Katherine Dafforn thuộc đại học Macquarie ở Sydney cho biết, sự thiệt hại dường như còn tệ hại hơn theo sau muà cháy rừng.

“Vì vậy chúng ta chờ đợi để thấy được những sự kiện nầy, đó là mức độ mưa nhiều trong một khoảng thời gian nhắn".

"Cùng lúc nếu những chuyện nầy xảy ra ở mức độ lớn hơn sau những vụ cháy rừng, thì chúng ta sẽ thấy có nhiều đất cát khác nhau bị trôi sạch”, Katherine Dafforn.

Bà cho biết các chất ô nhiễm khác, chẳng hạn như loại nhựa chỉ xài một lần, vẫn là một thành phần chính yếu.

“Những chất ô nhiễm hay rác rưởi cũng sẽ là vấn đề lớn lao cho các thủy lộ nữa".

"Chúng ta thường gạn lọc một số nước mưa từ cống rảnh, thế nhưng số lượng rác bị cuốn đi trong những ngày qua, có lẽ đã vượt qua các lưới lọc”, Katherine Dafforn.

Đó là những lời kêu gọi nên có các hạ tầng cơ sở tại các đô thị tốt hơn, để gạn lọc các chất ô nhiễm trước khi chúng có thể gây nguy hại cho môi trường.

Còn ông Jeremy Brown cũng khuyến khích người dân Úc, nên suy nghĩ lại về thói quen của mình.

“Những ai không có thùng chứa nước mưa trong sân nhà, thì hãy đi mua một chiếc".

"Chúng ta phải giảm bớt số lượng sử dụng chất nhựa và đã tái sinh chúng tốt đẹp".

"Chúng ta phải cho nước mưa vào những dụng cụ để xử lý và cuối cùng các bãi biển được dọn dẹp sạch sẽ trong cách thức hữu hiệu, để thông báo với công chúng về các chất ô nhiễm, đã cuốn trôi vào biển cả của chúng ta như thế nào”, Jeremy Brown.
“Ông ta hơi cỗ vỏ một chút, liên quan đến tầm quan trọng của loại khí và hầu như là bật đèn xanh cho chính phủ sử dụng bao nhiêu tùy ý, thế nhưng chúng ta biết là, chúng ta không thể thải thêm khí vào bầu khí quyển”, Greg Bourne.
Trong một diễn biến khác, trưởng khoa học gia Úc là ông Alan Finkel, đã dùng bài diễn văn tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia để tuyên bố rằng, nay là lúc chấm dứt các tranh luận về biến đổi khí hậu.

“Các hiện tượng thời tiết cực độ không chỉ xảy ra dai dẳng, mà còn trầm trọng hơn và trong một số trường hợp lại thường xuyên hơn trong tương lai".

"Biến đổi khí hậu là phản ứng của thiên nhiên đối với hành động của chúng ta và nó đang xảy ra với tốc độ nhanh chóng, làm ảnh hưởng sâu xa đối cuộc sống của chúng ta”, Alan Finkel.

Ông cho biết tương lai với mức thải khí bằng không, sẽ tùy thuộc và năng lượng bằng gió hay ánh sáng mặt trời, thế nhưng thủy điện có thể sử dụng để lấp đầy khoảng cách và trở nên một ngành hoạt động lớn lao cho nước Úc.

Ông cho biết vào năm 2050, thủy điện sẽ góp phần đến 2 ngàn tỷ đô la trên thị trường toàn cầu.

“Chúng ta có khả năng là một trong các quốc gia xuất cảng hydrogen sạch, và để tạo nên một kỷ lục kỳ diệu đó, hàng ngàn công việc mới cho người Úc đặc biệt tại các vùng quê, cùng với hàng tỷ đô la phát triển kinh tế”, Alan Finkel.

Kỹ thuật nầy đã được sử dụng trong lãnh vực giao thông vận tải, một dự án than đá chuyển sang thủy điện sẽ được thử nghiệm tại vùng quê Victoria vào cuối năm nay.

Thế nhưng một tương lai với thủy điện dùng như năng lượng tái tạo, có thể vẫn còn mất nhiều thập niên nữa.

Trong lúc nầy, tiến sĩ Finkel nói rằng khí thiên nhiên là một loại nhiên liệu chuyển tiếp tốt nhất.

“Khí thiên nhiên có thể giúp cho một quốc gia chuyển đổi sang một nguồn cuối cùng điện năng tin cậy và tương đối ít thải khí”,Alan Finkel .

Thế nhưng bài diễn văn cuả ông Finkel, đã khiến cho Hội đồng Khí Hậu bất mãn, ông Greg Bourne là một trong các thành viên của tổ chức cho biết.

“Ông ta hơi cỗ vỏ một chút, liên quan đến tầm quan trọng của loại khí và hầu như là bật đèn xanh cho chính phủ sử dụng bao nhiêu tùy ý, thế nhưng chúng ta biết là, chúng ta không thể thải thêm khí vào bầu khí quyển”, Greg Bourne.

Được biết chính phủ liên bang cam kết cấp hơn 146 triệu đô la cho các dự án thủy điện.

Thế nhưng tiến sĩ Finkel và Hội đồng Khí Hậu cho biết, một tương lai sạch khí thải sẽ tốn kém nhiều hơn thế nữa.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share