Thiếu hiểu biết dẫn đến mức độ ngộ độc thực phẩm gia tăng

Salmonella bacteria

Salmonella bacteria Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một phúc trình mới nói rằng sự thiếu hiểu biết về vấn đề an toàn trong việc chuẩn bị một số thức ăn khiến cho nhiều người Úc có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.


Điều nầy dẫn đến chuyện lập lại những lời kêu gọi về việc hiểu biết nhiều hơn về việc nấu nướng, cả về mặt tài tử lẫn chuyên nghiệp về các chứng bệnh có thể do thực phẩm gây ra.

Bà Georgina Poulter biết rõ, việc ngã bệnh xảy ra như thế nào, khi quí vị có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Bà bị bệnh với triệu chứng mà thoạt đầu bà nghĩ là chứng đầy hơi, sau khi dùng món gà với xà lách, nhân dịp cùng bạn bè đi ăn ở bên ngoài.

“Tôi đã ở trong bệnh viện 2 hay 3 ngày, cho đến khi họ bơm vào dạ dày tôi đầy chất lỏng lần nữa, để tôi có thể hồi phục".

"Thế nhưng thay vì cảm thấy khá hơn, tôi có một chút cảm giác là bị bệnh trở lại".

"Tôi cảm thấy bắt đầu bị ngứa ngáy và nhức ở hai bên hông. Tôi có lẽ không thực sự cảm thấy khỏe mạnh hơn khoảng 6 tuần lễ và quả là thực sự khổ sở, khi không cảm thấy khoẻ chút nào trong một khoảng thời gian dài”, Georgina Poulter.

Trường hợp của bà là một trong hàng triệu vụ ngộ độc thực phẩm tại Úc mỗi năm, với kết quả là trung bình có khoảng 32 ngàn trường hợp phải nhập viện, 86 cái chết và có đến 1 triệu trường hợp phải đi gặp bác sĩ.

Cuộc nghiên cứu mới của Hội đồng Thông tin An Toàn Thực phẩm cho thấy, việc thiếu hiểu biết về chuyện làm thế nào để bảo quản một số thực phẩm, khiến cho rất nhiều người Úc gặp nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Hội đồng cho biết, có 1 phần 3 gia đình Úc có ít nhất một thành viên dễ bị nguy cơ, như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người cao tuổi, tất cả đều có thể bị nguy cơ nghiêm trọng ngay cả tử vong, nếu bị ngộ độc thực phẩm.

Nữ phát ngôn nhân của Hội đồng là bà Lydia Buchtmann cho biết, giáo dục về an toàn thực phẩm là rất quan trọng.

“Chúng ta có nguồn cung cấp thực phẩm an toàn tại Úc, thế nhưng vẫn có 4.1 triệu trường hợp bị ngộ độc thực phẩm hàng năm".

"Quả là quan trọng và là một căng thẳng cho hệ thống y tế của chúng ta".

"Vào lúc nầy,cộng đồng có mức độ hiểu biết khá thấp về an toàn thực phẩm và chúng tôi muốn nâng việc nầy lên”, Lydia Butchtmann.

Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy có 70 phần trăm người dân Úc không biết về nhiệt độ an toàn khi nấu nướng thực phẩm, vốn có thể bị nhiễm độc do vi khuẩn salmonella, như gà vịt và trứng, đặc biệt là 36 phần trăm các món ăn với trứng sống.
"Chúng ta lệ thuộc vào người khác, trong việc chăm lo cho thực phẩm của chúng ta, trước khi chúng đến tay và chúng ta chắc chắn cần được hiểu biết thêm về những chuyện nầy”, Georgina Poulter.
Bà đề nghị các bước trong việc nấu nướng, từ tài tử cho đến chuyên nghiệp, đều có thể áp dụng để thay đổi việc nấu ăn nếu cần.

“Hãy lấy một dụng cụ đo nhiệt độ dành cho thực phẩm và chắc chắn rằng quí vị nấu nướng các thứ dễ gặp nguy cơ như súc sích, hamburger và gà vịt là 75 độ bách phân".

"Các món với trứng cần ở nhiệt độ 72, hiện có khuynh hướng có các món trứng sống".

"Những người thích loại sốt mayonnais trứng sống, thế nhưng nên nhớ là quí vị có thể lâm vào trường hợp thực sự tệ hại, về ngộ độc thực phẩm từ trứng sống”, Lydia Butchtmann.

Vi khuẩn salmonella như trong bệnh sởi, viêm gan và bệnh cúm, được xếp loại tại Úc là các loại bệnh có thể nhận ra, theo một điều kiện mà theo luật lệ phải được báo cáo cho nhà cầm quyền y tế .

Việc tập hợp các tin tức, cho phép nhà cầm quyền theo dõi chứng bệnh và dễ dàng cung cấp những cảnh báo về trận dịch có thể xảy ra.

Bà Cathy Moir là một chuyên viên về vi trùng học thực phẩm, làm việc với tổ chức khoa học quốc gia CSIRO.

“Vì vậy tại nhà, luôn luôn dọn sạch những nơi quí vị chuẩn bị nấu ăn và nấu nướng, cũng như chắc chắn rằng thực phẩm được đông lạnh đúng cách".

"Nếu quí vị có thức ăn dư, hãy chờ khi chúng nguội hẵn rồi hãy cho chúng vào tủ lạnh".

"Hãy ngăn cách những thứ như thịt sống với các thực phẩm đã nấu chín, hay sẳn sàng để dùng như xà lách”, Cathy Moir.

Bà cho biết có 4 điều, mà những người nấu nướng tại nhà nên lưu ý, đó là sạch sẽ, nấu chín, đông lạnh và để riêng các thực phẩm.

“Tôi phải thừa nhận rằng, tôi có đôi chút hoang tưởng về những chuyện nầy, nhiều người cười tôi vì tôi bỏ thực phẩm dù rằng còn xa mới hết hạn".

"Đó là một trong những chuyện tôi học được từ chính bài học của mình".

"Chúng ta lệ thuộc vào người khác, trong việc chăm lo cho thực phẩm của chúng ta, trước khi chúng đến tay và chúng ta chắc chắn cần được hiểu biết thêm về những chuyện nầy”, Georgina Poulter.

Được biết trong một phúc trình của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2015 ước lượng, các bệnh do thực phẩm gây ra đã dẫn đến 1 phần 3 cái chết ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới.

Vùng Phi châu và Đông Nam Á có mức độ cao nhất.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share