Kỷ niệm 35 năm Uluru được trao trả cho người Thổ dân

Mlinzi Lynda Wright (kushoto) na Mwenyekiti wa baraza la Uluru-Kata Tjuta Sidney James (kulia) waamkiana baada yakutekelezwa kwa marufukuyakupanda Uluru

Mlinzi Lynda Wright (kushoto) na Mwenyekiti wa baraza la Uluru-Kata Tjuta Sidney James (kulia) waamkiana baada yakutekelezwa kwa marufukuyakupanda Uluru Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những chủ nhân truyền thống ở Lãnh thổ Bắc Úc đang kỷ niệm 35 năm được trao trả vùng đất Uluru. Và năm nay càng có ý nghĩa hơn khi đánh dấu một năm kể từ thời điểm du khách bị cấm leo lên ngọn núi thiêng của người Thổ dân.


Một trong những địa danh mang tính biểu tượng nhất thế giới, nơi thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước, Uluru chính là văn hóa, lịch sử và là cái nôi của cộng đồng người Thổ dân ở Bắc Úc.

“Tôi sống ở đây từ lâu lắm rồi. Tôi đã chứng kiến khi cha tôi và những thổ dân Anangu khác được trao trả vùng đất này” _ cô Nipper nói.

Thổ dân Anangu đã được trao lại quyền sở hữu Uluru vào ngày 26 tháng 10 năm 1985. Nhưng phải đến năm ngoái, du khách mới bị cấm leo lên tảng đá thiêng. Đó là một chiến thắng gian khổ của người Thổ dân sau nhiều năm tranh đấu.

Lynda Wright, một nhân viên tại Vườn Quốc gia Uluru-Kata Tjuta, là người đã giúp cắm biển báo “đóng cửa vĩnh viễn” ở chân đường leo núi Uluru. 

Đứng ở chân núi, cô Wright chỉ vào tấm biển và nói rằng sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc đó.

“Sidney James là Chủ tịch Hội đồng Công viên quốc gia này đã cùng tôi đặt tấm biển  đóng cửa vĩnh viễn đường leo núi. Với tôi đó là một vinh dự lớn. Tôi đã rất xúc động.”

Sau khi đóng cửa đường lên núi, một số doanh nghiệp địa phương bày tỏ lo ngại rằng lượng du khách sẽ giảm. Nhưng người quản lý hoạt động của Vườn quốc gia, ông Steve Baldwin nói rằng rất khó xác định tác động thực sự trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

"Chúng tôi hy vọng với việc mở cửa lại biên giới và các chuyến bay trở lại, lượng khách đến đây sẽ tăng lên." 

Ông cũng đã thấy sự thay đổi về loại khách đến thăm khu vực này.

"Chúng tôi nhận thấy có thêm nhiều người đến đây để trải nghiệm các thuộc tính tự nhiên và văn hóa … Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mọi người muốn gặp gỡ các chủ nhân truyền thống, muốn tìm hiểu thêm về văn hóa và giờ đây họ đã có cơ hội để làm điều đó."

Từ khi đường leo núi bị đóng cửa, các biện pháp đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc phát hành các bức ảnh và video về vết sẹo, vết trắng trên mặt đá, là kết quả của việc gắn lan can leo núi vào vách đá hồi năm 1964.

Tháng trước, Google đã xóa các hình ảnh của địa điểm linh thiêng để ngăn mọi người leo lên núi.
Thật ra không cần leo núi, du khách vẫn có thể thưởng ngoạn Uluru bằng cách đi vòng quanh chân núi. Nhiều người nói rằng mặc dù đường leo núi đóng cửa nhưng họ vẫn có thế thực hiện hành trình đến sa mạc trung tâm.
Linda French cho biết cô đã đến thăm khu vực này hơn 30 năm trước và đã leo núi Uluru cùng một vài người bạn. Cô nói vào thời điểm đó ai cũng muốn leo lên núi.

“Lúc đó có rất nhiều người leo núi. Tôi nhớ là đã đi vòng quanh chân núi  và thấy những tác phẩm khắc trên đá. Chúng tôi được phép đến rất gần, hầu như không có giới hạn nào. Giờ đây tôi cảm thấy nơi này được bảo vệ tốt hơn rất nhiều.”

Một buổi lễ nhỏ được tổ chức tại Uluru trong ngày 26/10/2020 để kỷ niệm 35 năm người Thổ dân Anangu được trao lại quyền sở hữu vùng đất thiêng, mang đến cho du khách một góc nhìn khác về trung tâm sa mạc ở Bắc Úc.

Share