Kiểm tra sức khỏe bệnh mãn tính trong đại dịch COVID-19

Living with underlying condition

Source: getty images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nếu quý vị đang ở độ tuổi ngoài 60 và mang trong mình một căn bệnh mãn tính, quý vi rất có thể đang e ngại chuyện phải đi kiểm tra sức khoẻ thường xuyên trong thời điểm xảy ra dịch COVID-19, nhưng với tình hình dịch bệnh ở Úc đang được kiểm soát tốt hơn nhiều quốc gia khác, các chuyên gia trấn an người dân không nên quá lo về việc đến bệnh viện để được chăm sóc sức khoẻ.


Highlights
  • Người có bệnh mãn tính thường không tiếp cận dịch vụ y tế do sợ bị nhiễm COVID-19
  • Bệnh viện và các cơ sở y tế hiện đã an toàn hơn do thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt
  • Thuốc điều trị có thể được mua một tháng một lần để bảo đảm đủ nguồn cung cho các bệnh nhân thật sự
 

Mặc dù mang trong mình căn bệnh ung thư phổi suốt 12 năm và phải tham gia những thử nghiệm lâm sàng trong 4 năm qua, nhưng bà Effie Atkins 69 tuổi không hề lo ngại chuyện phải đi kiểm tra sức khoẻ hay phải làm xét nghiệm máu.
Tôi không lo lắng là vì tôi luôn làm theo chính xác lời khuyên của các chuyên gia y tế. Điều quan trọng nhất là phải rửa tay thường xuyên.
Bà Atkins là một trường hợp may mắn có chồng là bác sĩ.

Khi các quy định giữ khoảng cách được chính phủ ban hành và áp dụng kể cả cho những bệnh nhân ung thư, điều đó cũng không ngăn được bà Atkins đến thăm các cháu của bà hay nấu cho chúng những bữa ăn ngon đậm chất Hi Lạp.
Tôi chỉ đem đồ ăn đến trước nhà các cháu tôi, bấm chuông và bọn chúng chạy ra, vẫy tay chào tôi và chúng tôi trò chuyện một lúc về tình hình của mọi người.
Giáo sư Eva Segelov, giám đốc khoa Ung thư tại bệnh viện Monash và Đại học Monash, cho hay, dịch COVID-19 đã buộc các buổi tư vấn y tế phải chuyển sang hình thức tư vấn trực tuyến, hay còn được gọi là Telehealth.

Bà nói chuyện này sẽ tạo ra thay đổi cho hệ thống y tế của Úc ngay cả sau khi dịch COVID-19 kết thúc.
Một thông dịch viên sẽ cùng ngồi trong buổi tư vấn qua video, và điều này có nghĩa là sẽ có ba người cùng tham gia trong buổi tư vấn sức khỏe.
Telehealth Conferencing
Living with an underlying condition Source: Getty Images
Chủ tịch Hiệp hội Y Tế Úc tại Nam Úc, tiến sỹ Chris Moy thừa nhận ông chưa có cơ hội tư vấn sức khoẻ qua Telehealth mà có sự tham gia của thông dịch viên.

Ông nói có nhiều bệnh nhân cao niên hoặc khuyết tật, hoặc bệnh nhân có nguồn gốc đa văn hoá và ngôn ngữ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ Telehealth, vì sự chuyển đổi sang hình thức trực tuyến xảy ra quá nhanh trong thời điểm thế giới có quá nhiều biến đổi.

Còn giáo sư Segelov thì cho biết số lượng bệnh nhân đến bệnh viện và các cơ sở y tế đã giảm mạnh do họ sợ bị nhiễm COVID-19.

Về phía Tiến sỹ Moy, ông nói việc có thêm nhiều bệnh nhân sử dụng Telehealth và việc áp dụng các phương thức giữ khoảng cách thực sự đã giúp chuyện thăm khám sức khỏe tại bệnh viện an toàn hơn trước rất nhiều.

Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn lo ngại rằng nhiều bệnh nhân đang chần chừ việc đến gặp bác sĩ vì họ sợ nguy cơ lây nhiễm coronavirus.

Thực tế là những người có bệnh tiểu đường phải rất cẩn trọng vì số liệu từ Trung Quốc và Ý cho thấy người bệnh tiểu đường dù không có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao hơn người bình thường nhưng nguy cơ tử vong vì biến chứng do COVID-19 lại cao gấp hai lần.

Tiến sỹ Moy thì nói trì hoãn việc kiểm tra sức khoẻ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với những người đã có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, ung thư, bệnh gan hoặc bệnh tim, thận, phổi.
Chẳng hạn, đối với người bị những cơn đau ngực, họ muốn đi gặp bác sĩ nhưng lại sợ bị nhiễm coronavirus, và thế là cơn đau có thể phát triển thành những cơn đau thắt và có khả năng dẫn đến đột quỵ.
Tiến sỹ Jason Kaplan, trưởng nhóm thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc về Tim mạch và Hô hấp tại Đại học Macquarie, nói rằng, việc hoãn những cuộc phẫu thuật được lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến những người bị bệnh tim nặng.

Theo tiến sỹ Kaplan, những người bị bệnh tim đã ổn định sẽ cần phải đợi một quy trình điều trị bệnh tim được lựa chọn.
Đối với những người từng bị đột quỵ hoặc đang bị bệnh tim nghiêm trọng thì phải được kiểm tra và điều trị một cách nghiêm túc.
Dược sĩ Elsa Wang ở Queensland nói những bệnh nhân trên 70 tuổi và những người có bệnh nền mãn tính sẽ được sử dụng dịch vụ giao thuốc miễn phí qua Bưu điện từ những hiệu thuốc nằm trong chương trình này.

Theo Viện suyễn Úc, những người bị suyễn trên 50 tuổi hoặc những người bị suyễn nặng, những người Thổ dân và người đảo Torres Strait là những đối tượng dễ gặp biến chứng nghiêm trọng nếu họ bị nhiễm coronavirus.
Rgstudio
Source: Getty Images
Chính phủ đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để bảo đảm có đủ thuốc men cho những bệnh nhân thật sự bằng cách giới hạn số lượng thuốc họ cần trong một tháng.

Các nhà thuốc đã không còn được bán thuốc trị bệnh suyễn tại quầy, giờ đây họ phải yêu cầu bệnh nhân trình đơn thuốc của bác sĩ hoặc trình một bản kế hoạch điều trị bệnh suyễn nếu muốn mua thuốc Ventolin.

Giáo sư Segelov khuyên các bệnh nhân nếu có bệnh mãn tính thì phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bản thân chẳng hạn phải thực hiện đúng theo những khuyến cáo y tế và trao đổi với đội ngũ y tế đang điều trị cho mình để tìm ra cách hỗ trợ thích hợp.
Họ nên sử dụng dịch vụ giao thực phẩm và thuốc men đến nhà, tiếp tục tập luyện thể dục và thường xuyên liên lạc với gia đình, trao đổi bệnh tình của mình với các chuyên gia y tế để biết coronavirus sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh như thế nào.
Trở lại câu chuyện của bà Effie Atkins, bà đang tận hưởng niềm hạnh phúc khi được chuẩn bị một bữa ăn ngon cho các cháu của bà.

Bà luôn bận rộn với nhiều kế hoạch như ra công viên đi dạo, gọi điện thoại thăm hỏi bạn bè, và đang nghĩ cách để gây quỹ cho một bác sĩ vừa mới tham gia vào nhóm thử nghiệm lâm sàng tại Đại học Monash.
Coronavirus không khiến tôi sợ hãi vì ung thư đã là điều đáng sợ nhất rồi, tôi chỉ nên lo lắng khi cần lo lắng, và đối với coronavirus, bạn phải đối mặt với nó và tự tạo ra một cuộc sống vui vẻ cho mình.
at the counter
Source: getty images
Nếu quý vị cảm thấy không khỏe, hãy gọi cho bác sĩ để được kiểm tra qua hệ thống Telehealth, hoặc đến phòng khám trực tiếp.

Để biết thêm thông tin về Coronavirus, hãy gọi 1800 020 080.

Để biết thêm thông tin về việc điều trị bệnh suyễn trong thời gian Covid-19, hãy truy cập trang mạng của tổ chức Asthma Foundation.

Nếu muốn thêm thông tin về điều trị bệnh ung thư trong thời gian coronavirus, trang mạng của Hiệp hội Ung thư Úc Cancer Society có cập nhật thông tin của 12 ngôn ngữ.

Qúy vị có thể tìm thông tin về cách chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu tường tại trang mạng .

Nếu bị các bệnh liên quan đến gan như viêm gan B hay C, có thể tìm thông tin tại trang mạng .

Nếu đang gặp những bệnh liên quan đến thận, có thể tìm hiểu cách viết hoặc cập nhật kế hoạch chăm sóc bệnh thận bằng cách ghé thăm trang mạng .

Qúy vị có thể tìm hiểu về COVID-19 bằng nhiều ngôn ngữ tại trang mạng của .

Nếu đang gặp căng thẳng và cần hỗ trợ tinh thần, hãy gọi đường dây trợ giúp Lifeline số 13 11 14 hoặc Beyond Blue 1300 22 4636 để được trợ giúp.

Quý vị có thể tiếp cận bất kỳ dịch vụ y tế nào nói ngôn ngữ của qúy vị bằng cách gọi Dịch vụ Thông dịch số 13 14 50 và yêu cầu dịch vụ y tế mà quý vị muốn.

Nếu quý vị đang gặp nguy hiểm, hãy gọi ngay số điện thoại khẩn cấp 000.


Share