Khủng hoảng lương thực nghiêm trọng từ chiến tranh Ukraine

Scattered grain in a warehouse near Kharkiv

Scattered grain in a warehouse near Kharkiv Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khoảng 47 triệu người có thể lâm vào nạn đói do khủng hoảng lương thực toàn cầu, Liên Hợp Quốc tìm cách tháo gỡ hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt do sự bế quan tỏa cảng của Nga tại các cảng của Ukraine ở Hắc Hải. Một số quan chức Ukraine nói rằng Nga đang cố gắng dồn thế giới vào thế phải mở lại Biển Đen theo các điều kiện của Moscow nhưng Nga nói rằng trách nhiệm để cảng được thông thương là ở Ukraine.


Liên Hợp Quốc cho biết họ đang thực hiện một gói thỏa thuận cho phép xuất khẩu hàng triệu tấn ngũ cốc từ Ukraine và cung cấp khả năng tiếp cận không hạn chế vào các thị trường toàn cầu đối với phân bón cây trồng của Nga.

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu lúa mì, bắp và dầu hướng dương lớn nhất thế giới.

Nhưng việc Nga phong tỏa các cảng ở Hắc Hải đã khiến chuỗi cung ứng bị đình trệ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực thế giới.

Tổng thư ký UN Antonio Guterres cho biết số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng có thể tăng 47 triệu người trong năm nay.

"Chiến tranh cùng với các cuộc khủng hoảng khác đang có nguy cơ tạo ra một nạn đói chưa từng có, và nó sẽ dẫn đến một sự hỗn loạn về kinh tế và xã hội. Những người nghèo và các nước nghèo đang bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên xin đừng nhầm, bởi không có quốc gia hoặc cộng đồng nào mà không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt này."

Hai mươi hai triệu tấn ngũ cốc hiện đang nằm trong các hầm chứa không thể vận chuyển ra ngoài.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết đất nước của ông đang làm việc với Liên Hợp Quốc để bảo đảm ngũ cốc có thể được xuất khẩu từ các cảng của Ukraine thông qua một hàng lang an toàn.

"Chúng tôi đang làm việc với Liên hợp quốc và Tổng thư ký Antonio Guterres về vấn đề này. Chúng tôi tin rằng các hành lang hàng hải an toàn phải được tạo ra với sự giúp đỡ của hạm đội phương Tây thuộc các quốc gia mà Ukraine có thể tin tưởng. Đây là những gì chúng tôi đang làm ngày hôm nay."

Ngoại trưởng Nga cho biết Ukraine có quyền khai thác các cảng biển và mở cửa trở lại.

Sergei Lavrov đã gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ [[Mevlut Cavusoglu]] tại Ankara để thảo luận về đề xuất của UN trong chương trình nghị sự.

Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều lên tiếng ủng hộ việc tạo hành lang hàng hải an toàn ở Hắc Hải cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.

Ông Lavrov nói rằng phía Nga chưa bao giờ tạo ra bất kỳ trở ngại nào và rằng họ sẽ sẵn sàng hợp tác nếu chính quyền Ukraine sẵn sàng làm như vậy.

"Để giải quyết vấn đề này, điều cần thiết duy nhất là người Ukraine phải cho tàu thuyền rời cảng của họ, bằng cách khai thác chúng hoặc bằng cách đánh dấu các hành lang an toàn. Không cần thêm gì nữa."

Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng điều này nên đi kèm với việc nới lỏng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ là nước vẫn duy trì mối liên hệ chặt chẽ với cả hai quốc gia Nga và Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, nhưng không tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Điện Kremlin.

Mặc dù về mặt kỹ thuật, xuất khẩu lương thực được miễn các lệnh trừng phạt, nhưng Nga tuyên bố rằng các hạn chế đối với các tàu và ngân hàng của họ khiến cho việc cung cấp ngũ cốc của Nga đến các thị trường toàn cầu là không thể.

Trong khi đó, một số quan chức Ukraine cho rằng Nga đang tìm cách làm cho thế giới sợ hãi để dẫn đến việc phải khi cam kết với các điều kiện của Moscow để mở lại Hắc Hải.

Vitaliy Kim là thống đốc của khu vực Mykolaiv, nơi mà các cuộc pháo kích của Nga đã phá hủy các nhà kho của một trong những bến hàng hóa nông nghiệp lớn nhất Ukraine.

Ông nói rằng Nga đang sử dụng cuộc tấn công vào các mục tiêu nông nghiệp và thực phẩm như một phương pháp để có thể mở ra một thỏa thuận cho phép ngũ cốc của Ukraine và Nga sử dụng đường thủy, để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.

"Khi họ bắn vào các cơ sở doanh nghiệp nông nghiệp và các kho ngũ cốc, họ đang tìm cách làm cho tình hình giống như một thảm họa – thảm họa trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và thực phẩm của toàn thế giới. Đó là lý do tại sao họ tung tin thất thiệt, rằng đây là một thảm họa vân vân. Tại sao? Bởi vì thông điệp mà họ đưa ra là gì, "được rồi, chúng tôi có thể để quý vị tiếp tục buôn bán và đổi lại hãy cho chúng tôi thứ gì đó tương thích."

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba [[koo-LEB-uh]] cho biết ông muốn giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực, nhưng để tiến hành, quyết định cuối cùng phải tính đến lợi ích an ninh của Ukraine.

Ông nói rằng để khởi động lại việc vận chuyển xuất khẩu ngũ cốc, điều này cần được bảo đảm bởi các đối tác đáng tin cậy của họ, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ.

"Chúng tôi cần một số lượng đầy đủ hoặc đúng hơn là đủ các loại vũ khí có khả năng bảo vệ Odesa và phần này của bờ Hắc Hải khỏi các sự nhắm mục tiêu của hải quân của Nga và các đơn vị đang đóng trên đất liền. Và chúng tôi cần một nhiệm vụ rõ ràng là tuần tra hành lang này qua đó ngũ cốc sẽ được được chuyển giao bởi tàu của các quốc gia mà chúng tôi có thể tin tưởng. Về mặt này, chúng tôi có thể tin tưởng đặc biệt vào hải quân Thổ Nhĩ Kỳ."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Tải để nghe SBS Tiếng Việt bất cứ lúc nào


Share