Kêu gọi duyệt xét khi xây dựng nhà cửa tại những nơi dễ ngập lụt

NSW floods

The flooded backyard and lower level of Lisa Williams home in Windsor in the north west of Sydney, Wednesday, March 24, 2021. Source: AAP Image/Dean Lewins

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các chuyên gia thiết kế đô thị cho rằng, cuộc sống sẽ gặp nhiều rủi ro do việc thiếu việc hoạch định cho những vùng trũng thấp dễ bị lụt. Họ kêu gọi có những thay đổi trong việc xây dựng tại những vùng nầy.


Dịch vụ Khẩn cấp Tiểu bang thường được biết đến với tên SES, cảnh cáo mọi người về các nguy hiểm do lụt lội tại những vùng trũng thấp, qua một thông cáo.

“Quí vị có biết chỉ cần nước ngập lên 15 centimét, là có thể nâng bổng một chiếc xe hơi nhỏ không?

"Hãy tin tôi đi, quí vị không cần phải thử nghiệm với nước lụt nầy, nó là một thứ bùn nhão sền sệt hết sức khó chịu, nhiễm độc với đủ các loại hóa chất và nước cống rảnh".

"Nếu độ sâu là một mét nước lụt giữa bên ngoài và bên trong nhà, áp lực mạnh mẽ của nó có thể làm cho ngôi nhà sụp đổ".

"Đó là lý do hết sức quan trọng phải chuẩn bị và tuân theo các cảnh cáo về di tản và các lệnh khác".

'Sẽ có lụt trở lại tại thung lũng Hawkesburry-Nepean và đó là sự thực".

"Quí vị có biết rõ các nguy cơ về lụt lội, xảy ra cho quí vị không?”, thông cáo của SES.

Được biết SES đã đáp ứng với hàng ngàn cú gọi để giúp đỡ trong tuần qua, khi các trận mưa kỷ lục gây lũ lụt trầm trọng, tại New South Wales và Queensland.

Cầu Windsor được một số chuyên gia mệnh danh là chiếc cầu không hề bị lụt, đã biến mất khi chìm dưới làn nước lũ đến 12 mét.

Nhiều nơi tại địa điểm xây dựng Viện bảo tàng Powerhouse ở Parramatta thuộc Sydney, đã bị hư hại do nước lụt.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, các chuyên viên vẽ kiểu và xây dựng các kiến trúc, được xem là chống lại ngập lụt.

Bà Katie Macsok thuộc công ty Montgomery Homes giải thích rằng, công ty đã được các chủ nhà bày tỏ quan ngại về việc làm thế nào, nhà cửa của họ có thể chống chọi trong một trận lụt lớn.

“Các ngôi nhà với tầng chênh lệch của chúng tôi, có thể điều chỉnh để tạo ra những tầng nhưng vẫn có thể sinh sống được, phù hợp với các vùng lũ lụt".

"Thiết kế đặc biệt này cho thấy, nhà để xe ở phía dưới và sinh hoạt ở phía trên".

"Quí vị có thể thấy rằng, lũ lụt có thể lên đến nhà để xe và tầng trên được xây dựng trên vùng lũ lụt, nhưng vẫn tránh bị ngập lụt”, Katie Macsok.

Kiểu mẫu nầy có thể ngày càng thu hút sự chú ý của cư dân trong vùng Hawkesburry-Nepean, thuộc tiểu bang New South Wales.

Các trận lụt hồi tuần qua đã dấy lên những chỉ trích, về việc xây dựng qui mô các kiến trúc tại đây.

Ông Ian Wright thuộc đại học miền tây Sydney cho biết, trận lụt vừa qua khiến người ta hiểu được nguy cơ sinh sống trong những vùng trũng thấp và có những bài học rút ra từ các trận lụt mới đây nhất.

"Chúng ta có thể làm việc nầy tốt hơn, trong 30 năm qua chúng ta chưa hề có trận lụt nào như thế nầy".

"Hệ thống các con sông Hawkesburry và Nepean với các chu kỳ ngập nước và khô ráo, có thể diễn ra từ 20 đến 50 năm qua và nay chúng ta chỉ mới 30 năm mà thôi".

"Các nhà lãnh đạo và các cộng đồng của chúng ta không có kinh nghiệm trong lãnh vực nầy, vì vậy chúng ta cần học hỏi về chuyện nầy”, Ian Wright.

Dịch vụ Khẩn cấp Tiểu bang thường được biết đến với tên SES, cảnh cáo mọi người về các nguy hiểm do lụt lội tại những vùng trũng thấp, qua một thông cáo.

“Quí vị có biết chỉ cần nước ngập lên 15 centimét, là có thể nâng bổng một chiếc xe hơi nhỏ không?

"Hãy tin tôi đi, quí vị không cần phải thử nghiệm với nước lụt nầy, nó là một thứ bùn nhão sền sệt hết sức khó chịu, nhiễm độc với đủ các loại hóa chất và nước cống rảnh".

"Nếu độ sâu là một mét nước lụt giữa bên ngoài và bên trong nhà, áp lực mạnh mẽ của nó có thể làm cho ngôi nhà sụp đổ".

"Đó là lý do hết sức quan trọng phải chuẩn bị và tuân theo các cảnh cáo về di tản và các lệnh khác".

'Sẽ có lụt trở lại tại thung lũng Hawkesburry-Nepean và đó là sự thực".

"Quí vị có biết rõ các nguy cơ về lụt lội, xảy ra cho quí vị không?”, thông cáo của SES.

Được biết SES đã đáp ứng với hàng ngàn cú gọi để giúp đỡ trong tuần qua, khi các trận mưa kỷ lục gây lũ lụt trầm trọng, tại New South Wales và Queensland.

Cầu Windsor được một số chuyên gia mệnh danh là chiếc cầu không hề bị lụt, đã biến mất khi chìm dưới làn nước lũ đến 12 mét.

Nhiều nơi tại địa điểm xây dựng Viện bảo tàng Powerhouse ở Parramatta thuộc Sydney, đã bị hư hại do nước lụt.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, các chuyên viên vẽ kiểu và xây dựng các kiến trúc, được xem là chống lại ngập lụt.

Bà Katie Macsok thuộc công ty Montgomery Homes giải thích rằng, công ty đã được các chủ nhà bày tỏ quan ngại về việc làm thế nào, nhà cửa của họ có thể chống chọi trong một trận lụt lớn.

“Các ngôi nhà với tầng chênh lệch của chúng tôi, có thể điều chỉnh để tạo ra những tầng nhưng vẫn có thể sinh sống được, phù hợp với các vùng lũ lụt".

"Thiết kế đặc biệt này cho thấy, nhà để xe ở phía dưới và sinh hoạt ở phía trên".

"Quí vị có thể thấy rằng, lũ lụt có thể lên đến nhà để xe và tầng trên được xây dựng trên vùng lũ lụt, nhưng vẫn tránh bị ngập lụt”, Katie Macsok.

Kiểu mẫu nầy có thể ngày càng thu hút sự chú ý của cư dân trong vùng Hawkesburry-Nepean, thuộc tiểu bang New South Wales.

Các trận lụt hồi tuần qua đã dấy lên những chỉ trích, về việc xây dựng qui mô các kiến trúc tại đây.

Ông Ian Wright thuộc đại học miền tây Sydney cho biết, trận lụt vừa qua khiến người ta hiểu được nguy cơ sinh sống trong những vùng trũng thấp và có những bài học rút ra từ các trận lụt mới đây nhất.

"Chúng ta có thể làm việc nầy tốt hơn, trong 30 năm qua chúng ta chưa hề có trận lụt nào như thế nầy".

"Hệ thống các con sông Hawkesburry và Nepean với các chu kỳ ngập nước và khô ráo, có thể diễn ra từ 20 đến 50 năm qua và nay chúng ta chỉ mới 30 năm mà thôi".

"Các nhà lãnh đạo và các cộng đồng của chúng ta không có kinh nghiệm trong lãnh vực nầy, vì vậy chúng ta cần học hỏi về chuyện nầy”, Ian Wright.

Ông nói thêm rằng, trận lụt mới rồi nên được xem là một lời cảnh tỉnh về những nguy hiểm đối với các kiến trúc xây dựng trong vùng đồng bằng dễ bị ngập lụt.

Thị trưởng Hawkesburry, ông Patrick Connolly cho biết, vấn đề nầy bắt nguồn từ một thời gian khá dài.

“Hãy xem, mọi người không xây dựng gì trên vùng ngập lụt nầy trong một thời gian rất dài, rồi các Thủ Hiến đầu tiên đến đây và tạo ra các khu định cư, trên vùng đồng bằng bị lũ lụt".

"Chúng ta sẽ không di chuyển những người đó ra khỏi đây và không nói rằng, hàng ngàn người thu xếp và rời khỏi nơi nầy".

"Thế nhưng đó là một thực tế, đó là sự tàn phá không thể chịu đựng mãi, cũng như đây là việc chúng ta hiện chuẩn bị”, Patrick Connolly.

Các Thị trưởng và các nhà lãnh đạo khác cho biết, đã có nhiều quan tâm đến việc nâng cao thành đập nước Warragamba.

Trong khi đó, hai hội đồng địa phương khác là Penrith và Blacktown hiện thúc giục, là ưu tiên nên dành cho xa lộ mới được đề nghị, được xem là một lối thoát để di tản, trong các trận lụt lớn cho vùng miền tây Sydney.

Được biết các xa lộ ở thế đất cao, là những gì mà chuyên viên Ian Wright mong muốn.

Ông cho biết, hậu quả sẽ là sự thay đổi trong quan niệm, là trận lụt chỉ xảy ra một lần trong 100 năm, khi ông đề cập đến nạn lụt tệ hại nhất vào năm 1867.

“Đây là lời kêu gọi cảnh tỉnh về những rủi ro cho cuộc sống và việc xây dựng trên những nơi bị lũ lụt".

"Nếu chúng ta xây dựng hạ tầng cơ sở trên một độ cao nào đó, điều nầy sẽ an toàn hơn cho các cộng đồng phải di tản trong tương lai do nạn ngập lụt".

"Tôi nghĩ đó chuyện xảy ra, với cơ hội chỉ là 1 trên 500 và cần nên cẩn thận, khi chúng ta có dân số phát triển nhanh chóng trong khu vực nầy”, Ian Wright.

Còn ông Rob Roggema, là một chuyên viên về thiết kế đô thị bền vững.

Ông cho biết, việc duyệt xét toàn bộ cho khu vực dành cho 70 ngàn dân trong vùng là chuyện cần thiết.
“Hãy xây dựng đường sá trong các khu cư dân nhỏ hơn và thay thế những phần rộng lớn, bằng những cảnh quan xanh tươi. Điểm thứ hai là dẫn nước từ các mái nhà đến những khu vườn, cũng như các công viên công cộng”, Rob Roggema.
Ông nêu bật trường hợp của Hòa Lan được xem là một nơi cần hướng đến, vốn thường được ca ngợi trong việc quản lý tốt nhất về nguồn nước ở đô thị, cũng như vẽ kiểu các thành phố có thể tồn trữ nước dư thừa.

Trong khi đó, Bộ Trưởng Kế hoạch của New South Wales là ông Rob Stokes cho biết, các đơn xin qui hoạch lại vùng do lo sợ bị lụt, đã bị bác đơn.

Ông nói thêm rằng, trận lụt mới rồi nên được xem là một lời cảnh tỉnh về những nguy hiểm đối với các kiến trúc xây dựng trong vùng đồng bằng dễ bị ngập lụt.

Thị trưởng Hawkesburry, ông Patrick Connolly cho biết, vấn đề nầy bắt nguồn từ một thời gian khá dài.

“Hãy xem, mọi người không xây dựng gì trên vùng ngập lụt nầy trong một thời gian rất dài, rồi các Thủ Hiến đầu tiên đến đây và tạo ra các khu định cư, trên vùng đồng bằng bị lũ lụt".

"Chúng ta sẽ không di chuyển những người đó ra khỏi đây và không nói rằng, hàng ngàn người thu xếp và rời khỏi nơi nầy".

"Thế nhưng đó là một thực tế, đó là sự tàn phá không thể chịu đựng mãi, cũng như đây là việc chúng ta hiện chuẩn bị”, Patrick Connolly.

Các Thị trưởng và các nhà lãnh đạo khác cho biết, đã có nhiều quan tâm đến việc nâng cao thành đập nước Warragamba.

Trong khi đó, hai hội đồng địa phương khác là Penrith và Blacktown hiện thúc giục, là ưu tiên nên dành cho xa lộ mới được đề nghị, được xem là một lối thoát để di tản, trong các trận lụt lớn cho vùng miền tây Sydney.

Được biết các xa lộ ở thế đất cao, là những gì mà chuyên viên Ian Wright mong muốn.

Ông cho biết, hậu quả sẽ là sự thay đổi trong quan niệm, là trận lụt chỉ xảy ra một lần trong 100 năm, khi ông đề cập đến nạn lụt tệ hại nhất vào năm 1867.

“Đây là lời kêu gọi cảnh tỉnh về những rủi ro cho cuộc sống và việc xây dựng trên những nơi bị lũ lụt".

"Nếu chúng ta xây dựng hạ tầng cơ sở trên một độ cao nào đó, điều nầy sẽ an toàn hơn cho các cộng đồng phải di tản trong tương lai do nạn ngập lụt".

"Tôi nghĩ đó chuyện xảy ra, với cơ hội chỉ là 1 trên 500 và cần nên cẩn thận, khi chúng ta có dân số phát triển nhanh chóng trong khu vực nầy”, Ian Wright.

Còn ông Rob Roggema, là một chuyên viên về thiết kế đô thị bền vững.

Ông cho biết, việc duyệt xét toàn bộ cho khu vực dành cho 70 ngàn dân trong vùng là chuyện cần thiết.

“Hãy xây dựng đường sá trong các khu cư dân nhỏ hơn và thay thế những phần rộng lớn, bằng những cảnh quan xanh tươi".

"Điểm thứ hai là dẫn nước từ các mái nhà đến những khu vườn, cũng như các công viên công cộng”, Rob Roggema.

Ông nêu bật trường hợp của Hòa Lan được xem là một nơi cần hướng đến, vốn thường được ca ngợi trong việc quản lý tốt nhất về nguồn nước ở đô thị, cũng như vẽ kiểu các thành phố có thể tồn trữ nước dư thừa.

Trong khi đó, Bộ Trưởng Kế hoạch của New South Wales là ông Rob Stokes cho biết, các đơn xin qui hoạch lại vùng do lo sợ bị lụt, đã bị bác đơn.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share