Nông gia Úc kêu gọi chính phủ phải hành động về khí hậu thay đổi

Cattle at a feedlot on a Queensland farm which has been in drought for six years

Cattle at a feedlot on a Queensland farm which has been in drought for six years Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Việc nầy theo sau phúc trình của Liên hiệp quốc cảnh cáo cần có hành động khẩn cấp để giúp cho hệ thống thực phẩm toàn cầu được bền vững hơn.


Hiệp hội Nông gia Đối phó Khí hậu Thay đổi đã lập lại lời kêu gọi, theo sau việc công bố phúc trình về Thay đổi khí hậu của Ủy ban Liên Chính phủ của Liên hiệp quốc, gọi tắt là IPCC.

Bản phúc trình quốc tế IPCC nầy do 107 khoa học gia thuộc hơn 50 quốc gia cảnh cáo rằng, cần có hành động toàn cầu khẩn cấp để giúp cho hệ thống sản xuất thực phẩm thêm bền vững và quản lý đất đai tốt hơn.

Đồng chủ tịch Hội đồng IPCC là ông Jim Skea cho biết cải thiện việc sản xuất lương thực, quản lý việc tiêu thụ và giảm bớt lãng phí là vấn đề then chốt.

“Có từ 25 đến 30 phần trăm thực phẩm bị tiêu tán hay lãng phí và việc giảm bớt sự thất thoát thực phẩm cũng như lãng phí sẽ giảm bớt áp lực lên đất đai, cải thiện an ninh lương thực và giảm bớt khí thải nhà kính".

"Đồng thời, cần có hành động cân bằng dinh dưỡng hơn ,để giúp chúng ta thích hợp và hạn chế tình trạng thay đổi khí hậu”, Jim Skea.

Đặc biệt ông Skea cho biết, các bằng chứng khoa học cho thấy việc ăn uống các thực phẩm từ thực vật, giúp cho vấn đề thải thán khí thấp hơn.

“Một vài chế độ ăn uống đòi hỏi cần sử dụng thêm đất và nước, dẫn đến việc thải khí nhiều hơn các cách thức khác".

"Chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng cần nhiều lúa gạo, các loại hạt và rau cải sẽ thải ít thán khí hơn, so với sản xuất thịt, ngoài ra cũng giúp sức khỏe tốt hơn”, Jim Skea.

Lập luận nầy cũng được đồng giám đốc Nghiên cứu Hậu quả của Khí Hậu thuộc Viện Posdam là giáo sư Johan Rockstrom chia sẻ.

Ông nói rằng ăn ít thịt không chỉ tốt cho môi trường, mà còn giúp cho sức khỏe con người nữa.

“Về mặt khoa học chúng ta có thể nói rằng, chúng ta hiện có một hệ thống thực phẩm bất hợp lý trên thế giới".

"Nó là căn nguyên chính yếu, khiến cho tuổi thọ nhanh chóng giảm đi và chết sớm hơn, thế nhưng đó cũng là nguyên nhân chính đằng sau các hiểm nguy về môi trường ngày càng gia tăng trên toàn cầu".

"Vì vậy việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm trên thế giới, sang một chế độ bền vững và khỏe mạnh, là một điều tối cần cả cho con người và cho hành tinh nầy”, Johan Rockstrom.

Các tác giả của bản phúc trình cảnh cáo rằng, nếu không có hành động nào thì con số những người suy dinh dưỡng sẽ gia tăng, hơn mức độ hiện tại là 820 triệu người.

Làm thế nào để sử dụng đất đai và nguồn nước, vào việc sản xuất lương thực từ nông trại cũng là một lãnh vực nghiên cứu, và cũng là một khó khăn ngày càng khó khăn hơn với hiện tượng khí hậu thay đổi.

Trên toàn cầu có khoảng nửa tỷ người, hiện sống trong các khu vực bị sa mạc hóa, nơi đắt đai bị xuống cấp và không còn mầu mỡ nữa.
"Quí vị đã gắn bó trong ngành nông nghiệp của nước Úc, thì nay là lúc tất cả chúng ta cùng nhau đối phó với một số thách thức khó khăn trước mặt và vạch ra con đường tiến bước cho tương lai”,Verity Morgan Schmidt.
Đồng chủ tịch của Ủy ban IPCC là ông Valérie Masson Delmotte cảnh cáo rằng, sự gia tăng mùa màng trong việc sản xuất nông nghiệp do thay đổi khí hậu, chỉ làm cho đất đai thêm cằn cỗi hơn mà thôi.

“Con người của chúng ta ảnh hưởng hơn 70 phần trăm đất đai, không bị băng hà bao phủ và một phần tư đất đai nầy hiện xuống cấp".

"Cách thức chúng ta sản xuất lương thực và những gì chúng ta tiêu thụ, đều góp phần vào việc mất mát của hệ sinh thái thiên nhiên và giảm bớt tính đa dạng sinh học".

"Khi đất đai không còn mầu mỡ, nó sẽ làm giảm bớt khả năng hấp thụ thán khí và điều nầy càng làm trầm trọng hơn hiện tượng thay đổi khí hậu”, Valérie Masson Delmotte.

Với dân số thế giới sẽ đạt đến 10 tỷ người vào năm 2050, chủ tịch Ủy ban IPCC là ông Hoesung Lee nói rằng, việc bảo toàn nguồn lương thực bền vững là điều chính yếu.

Ông cảnh cáo rằng, nếu đất đai không được bảo vệ và chăm sóc, thì đất đai sẽ không thể nuôi sống hay hỗ trợ cho dân số trên toàn thế giới.

“Đất đai là nơi chúng ta sinh sống, nhưng hiện gặp áp lực ngày càng gia tăng của con người, do đất đai là một phần của giải pháp chung, thế nhưng đất đai không thể đứng riêng một mình được”.

Trong khi đó, đồng chủ tịch IPCC là ông Hans Otto Portner cho biết, cộng đồng quốc tế không thể không hành động.

Ông nói rằng, hành tinh nầy không thể thích ứng với mức độ thay đổi khí hậu, vốn ngày càng gia tăng.

“Thích ứng và giảm thiểu phải đi cùng nhau. Không ai có thể nói, ‘Ồ, biến đổi khí hậu đang xảy ra và sau đó chúng ta chỉ cần thích nghi với nó, do khả năng thích ứng bị hạn chế.

Đó là một sự chuyển đổi, mà Hiệp hội Nông gia Đối phó Khí hậu Thay đổi, muốn thấy được chính phủ Úc hỗ trợ.

Chủ tịch Hiệp hội là bà Verity Morgan Schmidt nói rằng, nay là lúc chính phủ nên hoàn thành một chính sách toàn quốc về thay đổi khí hậu cùng nông nghiệp, để giúp cho nông dân vượt qua các thách thức về khí hậu thay đổi.

“Chúng ta đều biết, các nông gia trên khắp nước Úc hiện đối đầu với hiện tượng thay đổi khí hậu".

"Chúng ta cũng biết, họ đều bình đẳng nhau trong việc đối phó với các giải pháp khí hậu tại nông trại của họ".

"Nay những gì chúng ta cần là chính phủ phải thực sự tăng cường, theo các điều khoản trong phúc trình IPCC".

"Chúng ta cũng cần thấy sự chuyển đổi sang năng lượng sạch hiện diễn tiến, trên toàn quốc Úc và cả trên thế giới nữa”,Verity Morgan Schmidt  .

Đặc biệt đối với kỹ nghệ thịt đỏ tại Úc, hiện dẫn đầu trong việc giảm bớt khí thải về mặt quốc tế, đang nhắm vào mục tiêu không còn thải khí vào năm 2030.

Bà nói rằng, điều quan trọng nên nhớ là người tiêu thụ chúng ta, cũng có dính líu trong ngành nông nghiệp của nước Úc.

“Các nông gia là một thành phần hợp nhất trong giải pháp về khí hậu thay đổi, thế nhưng đồng thời nếu quí vị tiêu thụ thực phẩm hay nếu quần áo chúng ta mặc, mà đây là hầu hết những người tôi biết về cả hai chuyện nầy tại Úc, thì quí vị là một phần trong vấn đề nầy nữa".

"Quí vị đã gắn bó trong ngành nông nghiệp của nước Úc, thì nay là lúc tất cả chúng ta cùng nhau đối phó với một số thách thức khó khăn trước mặt và vạch ra con đường tiến bước cho tương lai”,Verity Morgan Schmidt.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share