Các Ủy viên Thổ dân đề ra tiến trình cải tổ Hiến Pháp nhưng chẳng ai lắng nghe

Commissioner Dr June Oscar AO

Commissioner Dr June Oscar AO Source: Department of Prime Minister and Cabinet

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các Ủy viên Công lý Xã hội của Thổ dân và sân đảo Torres trong quá khứ và hiện tại đã đề ra một kế hoạch 4 năm nhằm nhìn nhận người Thổ dân trong Hiến Pháp Úc.


Họ cho biết các chính trị gia phải chấm dứt những vụ tranh cãi bất tận về các cải tổ mà phải hành động.

Thế nhưng với việc chính phủ đang trong cơn hỗn loạn, lời kêu gọi nầy dường như bị rơi vào quên lãng.

Các Ủy viên Công lý Xã hội gốc Thổ dân và dân đảo Torres như bà June Oscar và 4 vị tiền nhiệm là Mick Gooda, tiến sĩ Rom Calma, William Jonas và giáo sư Mick Dodson đã gởi kiến nghị đến Ủy ban Tuyển chọn Hỗn Hợp về Việc Nhìn nhận trong Hiến Pháp, nhằm mở đường cho việc nhìn nhận người Thổ dân trong vòng 5 năm nữa.

Trong bản kiến nghị, họ cho rằng các chính phủ liên tiếp đã không hành động cụ thể về việc cải tổ Hiến Pháp.

Bà Oscar cho đài truyền hình Thổ dân Toàn quốc tức NITV biết rằng, các Ủy viên cảm thấy họ phải giữ cho vấn đề luôn luôn nằm trên bàn nghị sự của chính phủ.

“Chúng tôi vẫn chú tâm vào những vấn đề quan trọng dv người Thổ dân và dân bán đảo Torres".

"Vì vậy những người trước chúng tôi đã duy trì một cam kết và quan tâm trong tiến trình thực hiện điều nầy qua việc cải tổ Hiến Pháp và chúng tôi phải hành động tương tự".

"Chúng tôi phải duy trì việc nầy qua việc giữ cho vấn đề nầy trong tầm ngắm của các dân biểu và các chính phủ”, June Oscar.
"Tôi nghĩ chúng ta cần hành động trong một số giới hạn thời gian trong đó các cam kết hành động cần được bàn đến”, June Oscar.
Kiến nghị đề ra một tiến trình gồm 4 giai đoạn, bắt đầu với việc Quốc hội liên bang cam kết đạt được việc cải tổ Hiến Pháp trong vòng 5 năm.

“5 năm có lẽ là một thời gian dài đối với một số người, thế nhưng lại có thể là ngắn với một số người khác , tuy nhiên với những người Thổ dân và dân bán đảo Torres từng tham dự trong cuộc đàm thoại về vấn đề nầy thì thấy dài hơn".

"Tôi nghĩ chúng ta cần hành động trong một số giới hạn thời gian trong đó các cam kết hành động cần được bàn đến”, June Oscar.

Giai đoạn thứ hai là nghị quyết Quốc hội đòi hỏi các dân biểu và nghị sĩ liên bang ghi vào hồ sơ việc hỗ trợ hay chống đối của họ, trong việc bãi bỏ hai điều khoản được gọi là kỳ thị trong Hiến Pháp.

Việc nầy hiện thời cho phép các tiểu bang không cho phép một số người được quyền đi bầu dựa trên căn bản chủng tộc và cho phép luật pháp được thiết lập dựa trên sắc tộc của một người.

Giáo sư Mick Dodson cho biết Hiến Pháp Úc đề ra vấn đề nầy khiến cho nó khác biệt với các nước khác.

“Đó quả là một điều hỗ thẹn khi một nền dân chủ tân tiến có một điều khoản trong Hiến Pháp. Hiến Pháp chúng ta còn cho phép khả năng là các thành viên của tiểu bang hay liên bang có thể thông qua luật lệ nhằm ngăn cản mọi người đi bầu dựa trên căn bản chủng tộc”.

Kiến nghị đề nghị một tiến trình thương thảo giữa các dân biểu và nghị sĩ, chính phủ và người Thổ dân và dân bán đảo Torres, để chung kết công việc nhìn nhận trong Hiến Pháp.

Kiến nghị đề nghị một đạo luật mới nhìn nhận người Thổ dân và dân bán đảo Torres, được đề ra một môi trường cho người Thổ dân tham dự.

Kiến nghị cũng kêu gọi có các biện pháp thiết lập một tiếng nói toàn quốc, sự tham dự trong các tiến trình một cách có trách nhiệm qua Ủy ban Ước Chi Thượng viện, cũng như việc thành lập một Ủy ban Hoàng gia về Sự Thực và Hòa giải.

Năm rồi, Thủ tướng Malcolm Turnbull bác bỏ đề nghị của Hội đồng Trưng cầu dân ý để có một tiếng nói của Thổ dân trong Quốc hội về vấn đề Hiến Pháp.

Ông nói rằng, chính phủ không tin vào một sự thay đổi cấp tiến như vậy, theo lời ông mô tả, đối với các định chế đại diện của Hiến Pháp, có một cơ hội được hỗ trợ.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share