Nhân quyền: Phép thử của quan hệ Úc-Trung

 Australia’s Foreign Minister Marise Payne

Australia’s Foreign Minister Marise Payne Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ tướng Scott Morrison hoan nghênh một bước tiến mới trong quan hệ với Trung Quốc và khẳng định quan hệ hai nước vẫn tiến triển tốt trong thương mại. Marise Payne sẽ thăm viếng Bắc Kinh vào thứ Năm này và là Ngoại trưởng Úc đầu tiên công du tới Trung Quốc trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao hai bên đang gia tăng và bà Payne đang trong áp lực phải đối đầu với chính phủ Trung Quốc về cách mà nước này đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.


Đó là âm thanh của các học sinh Duy Ngô Nhĩ - Uighurs đang học tiếng Quan Thoại tại một trung tâm gọi là giáo dục lại.

Các em ngồi ngay ngắn chăm chỉ sau bàn học của mình đọc to các bài học và chăm chú vào các cuốn sách mở ra trước mặt.

Đó là hình ảnh học sinh Uighurs trong một băng ghi hình do chính phủ Trung Quốc thực hiện công bố với khán giả thế giới cho thấy một cái nhìn hiếm hoi nhỏ hẹp bên trong một hệ thống các trung tâm bí mật trên khắp Tân Cương nằm ở phía Bắc Trung Quốc.

Những hình ảnh tài liệu này cho thấy học sinh đang nhảy múa, chơi nhạc và học sử dụng máy tính.

Đó là cách mà nhà cầm quyền Bắc Kinh trả lời với những cáo buộc của các nhóm và tổ chức nhân quyền các trung tâm này là những trại tập trung dài hạn và quyết liệt tẩy não.

Chính phủ Trung Quốc khăng khăng cho rằng các trung tâm này là các trường dạy nghề được dựng lên nhằm chống lại những tư tưởng tôn giáo cực đoan.

Phát ngôn nhân của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch John Fisher cười nhạo với tuyên bố này của Trung cộng.

"Thật là tức cười khi gọi những cơ sở như vậy là dạy dỗ hay giáo dục khi mà những người trong đó rõ ràng bị giam hãm ngoài ý muốn của họ vô thời hạn và không được tiếp xúc với ai hết. Nếu Trung Quốc không có gì để che giấu thì chúng tôi kêu gọi họ cho phép Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cử các chuyên gia độc lập tới thăm các trại này, chúng tôi kêu gọi LHQ thành lập những đội điều tra chứng cứ, và nếu Trung Quốc không có gì để che giấu thì hãy để các nhóm này tới thăm trại và đánh giá mọi việc từ chính họ.

Các nhà hoạt động nói rằng có tới một triệu người Uighurs đang bị cầm giữ quản thúc trên khắp vùng đất Tân Cương.

Công dân Úc gốc Uigher Almas Nizamidin tới Úc 9 năm trước để lại hầu như cả gia đình ở Trung Quốc.

Anh nói mẹ anh là một trong số rât nhiều người bị cầm giữ và giam hãm.

"Tôi là công dân Úc và tôi muốn chính phủ Úc lên tiếng vì nhân quyền, lên tiếng vì công lý và công bằng, phải yêu cầu chính phủ Trung Cộng đóng cửa những trại tập trung theo kiểu phát xít. Tôi muốn chính phủ một lần hãy bảo vệ gia đình tôi và đem họ về với tôi."

Đã có những lời kêu gọi tới bà Ngoại trưởng Marise Payne để giải quyết vấn đề này trong chuyến viếng thăm Trung Quốc vào thứ Ba.

Nói với A-B-C Radio, bà cho thấy bà có kế hoạch để đề cập đến vấn đề một cách thận trọng.

"Chúng tôi thậ t sự có những quan tâm đặc biệt về tình trạng nhân quyền ở Tân Cương, chúng tôi đã bày tỏ mối quan tâm của mình tới Đại sứ Trung Quốc ở Canberra cũng như tới ... Vâng Hội đồng Nhân quyền đã đưa ra tuyên bố vào hồi tuần này và tôi sẽ theo đuổi những vấn đề này trong các cuộc thảo luậ n của tôi theo một cách hợp lý có thể. "

Tuy nhiên khi Marise Payne đáp xuống tới Trung Quốc ... thì tâm điểm của các cuộc nói chuyện là vào sự thắt chặt mối quan hệ kinh tế chứ không phải là về nhân quyền.

Bà là Ngoại trưởng Úc đầu tiên tới Bắc Kinh trong gần ba năm qua và Thủ tướng Scott Morrison nhìn thấy lời mời này như là một cơ hội để làm mới lại mối quan hệ.

"Tôi nghĩ điều đó cho thấy mọi thứ khá suôn sẻ thuận lợi. Tôi chờ đợi cuộc gặp với các vị nguyên thủ đối tác khi tôi tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á -East Asia Summit và APEC trong vòng vài tuần tới. Đó là mối quan hệ khá lạc quan và chúng ta đang tiến triển trong thương mại với Trung Quốc."

Mối quan hệ giữa Chính phủ Trung Quốc và Úc có chiều đi xuống trogn thời của ông Malcolm Turnbull với việc Trung Quốc phản đối cách tiếp cận của Úc với một số vấn đề bao gồm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc và Thái Bình Dương.

Hans Hendrischke - một Giáo sư về Quan hệ Trung Quốc và Thuơng mại tại Đại học Sydney nói rằng với một ngoại trưởng mới thì một thông điệp mới đang được gởi đi.

"Bà ấy muốn có một mối quan hệ có tính chất xây dựng với Trung Quốc dựa trên quyền lợi và những mối quan tâm chung, và tôn trọng lẫn nhau. Hiện nay thì đó là những điều mà chúng ta chưa từng nghe tới. Trước đó chúng ta đã nghe nói về những sự mâu thuẩn, chúng ta cũng nghe rằng các mối quan hệ phải nên dựa trên những giá trị tương hỗ lẫn nhau, những giá trị được hiểu là nó gần giống như các giá trị căn bản của chúng ta.Vì thế có thể nói đây là một bước chuyển và tôi nghĩ nó tạo điều kiện dễ dàng hơn cho T rung Quốc để họ nói rằng chúng ta có một nền tảng mới. "

Khi mà Hoa Kỳ đang gia tăng áp lực lên Trung Quốc qua cuộc chiến tranh thương mại, thì Úc phải tìm cách đi một cách khéo léo giữa hai thế lực này để không làm tổn thương quyền lợi cũng như vị thế của nước Úc trên phương diện song phương l ẫn đa phương .

Malcolm Davis, từ Viện Chính sách Chiến Lược Úc nói bà Payne đối diện với những thách thức khó khăn.

"Bà ấy cần phải làm cho mối quan hệ trở nên trơn tru tạo điều kiện để có thêm nhiều cơ hội giao thương, đồng thời bà ấy cũng cần phải tỏ ra kiên quyết chống lại các nỗ lực của Trung Quốc trong việc buộc Úc chấp nhận ảnh hưởng của họ tại những nơi như Biển Đông chẳng hạn."

Giữ cho một mối quan hệ nhay cảm được hữu hảo là điều không dễ.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share