Hậu quả về sức khoẻ tâm thần sau đại dịch có thể lớn hơn và kéo dài hơn

Mental health during self-isolation

Self-isolation can impact our mental health and wellbeing. Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Với hai tiểu bang New South Wales và Victoria hiện tiến hành kế hoạch giải tỏa, các chuyên gia cảnh báo rằng những hậu quả về sức khoẻ tâm thần do đại dịch để lại, có thể lớn lao hơn dự tính. Một số người có kinh nghiệm về các trường hợp khẩn cấp về tâm thần trên bình diện quốc tế cho biết, những lo lắng sau đại dịch có thể kéo dài trong nhiều năm.


Khi dịch bệnh SARS tức ‘Hội chứng hô hấp cấp tính đột ngột’ bùng phát đến Hong Kong, nó đã ảnh hưởng nặng nề và nhanh chóng.

Ca bệnh đầu tiên vào tháng 2 năm 2003, khi một nhân viên bệnh viện từ Trung Quốc chữa trị cho một bệnh nhân SARS ở Quảng Châu.

Ông nầy đến Hong Kong tham dự một đám cưới trong gia đình mặc dù bị bệnh, ông viếng thăm gia đình và đi lại những vùng dân cư đông nghẹt, khiến cho virus lây nhiễm sang hàng trăm người khác.

Trong 3 tháng sau đó, có hơn 1750 ca nhiễm được xác nhận và có gần 300 người chết, với mức độ tử vong do bệnh SARS tại Hong Kong đạt một mức khủng khiếp là 17 phần trăm.

Bệnh viện Princess Margaret trở thành một cơ sở phản ứng lại với bệnh SARS một cách chuyên nghiệp.

Bác sĩ Lily Châu là giám đốc bệnh viện cho biết vào lúc cao điểm, bệnh viện tiếp nhận đến 100 bệnh nhân mỗi ngày, với số giường tại khu chăm sóc đặc biệt ICU tăng gấp 3 trong tuần lễ đầu tiên.

“Mọi chuyện xảy ra rất nhanh, giống như một cơn sóng thần vậy".

"Chúng tôi chưa hề chứng kiến một đợt thảm họa chết người như vậy, do một loại bệnh hết sức lây nhiễm”, Lily Châu.

Các nhân viên bệnh viện làm việc cả ngày lẫn đêm, nhiều người không trở về nhà sau nhiều tuần lễ.

Trong khi đó, vấn đề sức khoẻ tâm thần là mối quan ngại lớn lao nhất của bác sĩ Lily Châu.

Bà sắp xếp chỗ nghỉ ngơi cho nhân viên bệnh viện do lo sợ có thể bị nhiễm vrus, cũng như thu xếp việc mang thực phẩm đến gia đình họ và các chương trình hỗ trợ cho sức khoẻ tâm thần đối với những người phục vụ ở tuyến đầu.

“Chuyện nầy giúp họ không cảm thấy cô đơn hiu quạnh và họ không phải ở trong tình trạng các tuyến đầu, đối diện với sống và chết”, Lily Châu.

Các nghiên cứu sau đó tìm thấy, có hơn 10 phần trăm những người làm việc trong cơn dịch SARS bùng phát, hay bị ảnh hưởng do dịch bệnh, có các dấu hiệu của Hội Chứng Hậu Chấn Thương Tâm Lý thường gọi là PTSD.

Trong khi đó các chuyên gia tâm thần cho rằng, COVID-19 lại còn lớn lao hơn nhiều.

Giáo sư Richard Bryant là giám đốc của bệnh viện về chấn thương tâm lý thuộc đại học New South Wales cho biết, thời gian kéo dài của đại dịch COVID-19, cùng với sự phong tỏa và sự căng thẳng về tài chính, có nghĩa là con số tổn thất về sức khoẻ tâm thần sẽ xảy ra khắp nơi.

“Nếu chúng ta nhìn vào các quốc gia đi trước nước Úc về mặt chủng ngừa và giảm bớt các hạn chế, chúng ta vẫn thấy các tình trạng như lo lắng, xuống tinh thần và cô đơn thực sự gia tăng cũng như tỷ lệ tự tử”, Richard Bryant.

Trong khi đó, một cư dân tại Melbourne là ông Spiros Vasilaikis chịu đựng với những lúc lo âu, mỗi khi ông nghe đến số người chết mỗi ngày.

"Nó thực sự khiến quí vị phải lùi bước, nó khiến người ta bị tổn thương không dừng lại được".

"Quí vị cố gắng tiến lên, nhưng không thể làm gì được”, Spiros Vasilaikis.

Ông mất người mẹ vì COVID-19 hồi tháng 7 năm rồi, khi virus xâm nhập vào nhà dưỡng lão của bà.

Trong những tuần lễ sau đó, ông cũng bị nhiễm coronavirus cùng với vợ và người em gái.

Tất cả nay sống với những hậu quả tiếp diễn về y tế của virus, cũng như những chấn thương tâm lý do COVID-19 ở những mức độ khác nhau.

“Về mặt tinh thần, mặc dù nó đã làm tôi kiệt quệ nhưng đã cố gắng trở lại làm việc".

"Thế nhưng tôi chỉ không có tâm trí, để thực sự tham gia công việc”, Spiros Vasilaikis.
"Vẫn có nhiều giới hạn và kế hoạch của nhiều người hiện bị gián đoạn. Việc đi học, công việc và các mối quan hệ, sẽ không trở lại qua đêm”, Richard Bryant.
Trong khi đó, bác sĩ toàn khoa ở Melbourne là bà Stacey Harris cho biết, trước khi có COVID-19, bà gặp một số bệnh nhân tìm đến nhờ giúp đỡ về tâm thần mỗi tuần lễ.

Nay bà cho biết, hầu như mọi cuộc gặp gỡ bệnh nhân là chuyện tâm thần.

“Tôi không thể giới thiệu đến một một tâm lý gia tư nhân, vì hầu hết họ chẳng nhận bất cứ cuộc hẹn nào nữa".

"Vì vậy tất cả những người nầy thực sự đang ở đáy cùng của các khó khăn và họ phải đến bệnh viện”, Stacey Harris.

Trong khi đó các con số của Nha Thống kê cho thấy, cứ 5 người Úc thì có một người cho biết đang ở mức độ cao hay rất cao về khủng hoảng tinh thần có liên hệ đến đại dịch.

Một cuộc nghiên cứu gần đây của Nha Thống kê cho thấy, mỗi đợt bùng phát COVID-19 đều dẫn đến các hậu quả lớn lao về sức khoẻ tâm thần, với vụ bùng phát mới đây tại Victoria dẫn đến gần 1 phần 3 dân chúng cho biết họ cảm thấy bị xuống tinh thần và lo lắng.

Những người bị ảnh hưởng là phụ nữ chiếm 23 phần trăm, những người trẻ là 30 phần trăm và những người với chứng bệnh tâm thần hiện hữu là 48 phần trăm.

Bác sĩ Stacey Harris cho rằng, với kinh nghiệm của bà thì hậu quả của sức khoẻ tâm thần do virus sẽ không giảm bớt khi các ca nhiễm sụt giảm.

“Mọi chuyện sẽ trở lại bình thường vào tháng giêng hay tháng 2, thế nhưng tôi vẫn thấy nhiều người chẳng được giúp đỡ hồi năm rồi trong thời gian phong tỏa".

"Họ nói rằng ‘Tôi biết mọi chuyện sẽ bình thường, thế nhưng tôi thực sự hiện đau khổ từ năm rồi trong lúc bị phong tỏa và chuyện nầy vẫn cứ tiếp diễn”, Stacey Harris.

Trong khi đó các chuyên gia về sức khỏe tâm thần tiên đoán, có một tỷ lệ đáng kể người dân Úc sẽ bị các hậu qủa của COVID-19, với con số ước lượng có thể lên đến 20 phần trăm.

Giáo sư Richard Bryant cho biết, nước Úc được hưởng lợi qua việc quan sát các quốc gia khác như Vương quốc Anh, vốn thẩm định từ lâu hậu quả của sức khỏe tâm thần sau đại dịch.

“Cứ 4 người thì có một vẫn cho biết cảm thấy hết sức cô đơn và chuyện nầy vẫn sẽ là một khó khăn, bởi vì họ không trở lại cuộc sống đã có trước đại dịch".

"Vẫn có nhiều giới hạn và kế hoạch của nhiều người hiện bị gián đoạn".

"Việc đi học, công việc và các mối quan hệ, sẽ không trở lại qua đêm”, Richard Bryant.

Ông cho biết, mọi người nên học hỏi các cách thức mới để đối phó.

Được biết, đại học New South Wales cộng tác với Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, đã đề ra chương trình mới chữa trị sức khỏe tâm thần, bao gồm các khóa hội thảo qua họp nhóm trực tuyến cùng với một tâm lý gia, đề cập đến việc quản lý các trường hợp căng thẳng và lo lắng do đại dịch.

Phương pháp nhắm vào việc tập trung đẩy mạnh các trạng thái u buồn, với các thử nghiệm cho thấy các kết quả tích cực đối với sức khoẻ tâm thần.

Giáo sư Bryant nói rằng, nay là lúc để thiết lập các chương trình về sức khỏe tâm thần bền vững và có thể tiếp cận, để chắc chắn là nước Úc có một lộ trình về mặt tâm thần hầu thoát ra khỏi đại dịch COVID-19.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share