Hàng tỷ con vật chết hay mất chỗ ở trong trận Cháy Rừng Đen mùa hè năm rồi

Kangaroos surrounded by burnt bushland on Kangaroo Island, South Australia, in March 2020

Kangaroos surrounded by burnt bushland on Kangaroo Island, South Australia, in March 2020 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các khoa học gia hàng đầu cho biết có một liên hệ không nghi ngờ gì giữa sự kiện thay đổi khí hậu và các trận cháy rừng tệ hại ở Úc trong mùa hè vừa qua. Một phúc trình cập nhật tiết lộ rằng có gần 3 tỷ con vật bản địa đã chết hay mất chỗ cư trú trong mùa cháy rừng khủng khiếp vừa qua, gấp 3 lần họ đầu tiên nghĩ đến. Đặc biệt là loài koala có thể bị tuyệt chủng trong vòng 30 năm.


Mùa Hè Đen Tối tại nước Úc, Australia’s Black Summer là một trong những mùa cháy rừng tệ hại nhất thuộc mức kỷ lục nước Úc và là một sự kiện đơn lẻ khủng khiếp nhất cho cuộc sống hoang dã của nước Úc.

Giáo sư Chris Dickman thuộc đại học Sydney nói rằng, hậu quả của mùa cháy rừng nầy quả đã gây chấn động mọi người.

"Liên quan đến con số các con vật chết hay bị ảnh hưởng của các trận hỏa hoạn, thì con số nầy vượt qua những gì chúng ta trông thấy trước đây”, Chris Dickman.

Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới tiết lộ mức độ tệ hại hơn ước tính.

Quỹ đã cập nhật bản phúc trình tạm thời cho thấy, có gần 3 tỷ koala, kangaroo và các con vật bản địa khác đã chết hay mất nơi sinh sống do ngọn lửa, chỉ trong tháng giêng con số dự trù lên đến một tỷ con vật.

Ông Darren Grover là người đứng đầu về Hệ Sinh Thái tại Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới ở Úc, cho biết.

“Con số đó hầu như chẳng ai hiểu nổi, tôi muốn nói là không thể tưởng tượng được là có đến 3 tỷ con vật, vì vậy khi nghĩ đến sự kiện đó quả thật là hết sức nghiêm trọng và ảnh hưởng của nó cũng không thể nhận thức được”, Darren Grover.

Những con vật có vú, các loài bò sát, chim chóc và ếch nhái đều chịu chung ảnh hưởng, trên một diện tích rộng khoảng 11 triệu hecta.

Ông Darren Grover cho biết, có các lời kêu gọi nước Úc hãy tăng cường luật lệ về môi trường để bảo vệ hơn nữa các chủng loại bị đe dọa.

“Chúng ta phải thay đổi luật lệ nầy, nếu chúng ta muốn tạo nên ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng về sự tận diệt vốn đang ló dạng tại Úc”, Darren Grover.

Các khoa học gia hàng đầu, trong đó có giáo sư Chris Dickman nói rằng, vai trò của biến đổi khí hậu trong cuộc khủng hoảng cháy rừng là rõ ràng.

“2019 là một năm nóng nhất và khô hạn kỷ lục tại nước Úc, với các cơn gió mạnh và thời tiết dễ cháy vào cuối năm 2019".

"Tôi nghĩ thay đổi khí hậu là một yếu tố then chốt trong toàn bộ vấn đề và là những gì chúng ta cần quan tâm đến trong việc bàn tính về tương lai”, Chris Dickman.

Lời kêu gọi đã được các chuyên gia về khí hậu hậu thuẫn trong một cuộc điều tra của Quốc Hội về vấn đề cháy rừng.

Tiến sĩ Andrew Johnson là giám đốc của Văn phòng Khí tượng.

“Chẳng còn nghi ngờ gì khi nguyên nhân của hiện tượng nóng cấm toàn cầu có những dấu ấn rõ ràng của con người".

"Chuyện đó đã xảy ra và thực sự là vậy, các bằng chứng khoa học là rất rõ ràng”, Andrew Johnson.

Tiến sĩ Johnson cho cuộc điều tra của chính phủ với hơn 100 lần thuyết trình về hiểm họa của cháy rừng, trước khi mùa cháy rừng khủng khiếp bắt đầu.

“Các chính phủ thuộc 3 cấp độ tại Úc đã biết rõ về các nguy cơ và được cập nhật về những nguy hiểm trong mùa cháy rừng, rõ ràng đó không phải là một tình trạng yên tỉnh đâu”, Andrew Johnson.

Một thông cáo của Tổng Trưởng Môi sinh là bà Sussan Ley viết rằng ‘ Các thông tin hiện được thẩm lượng và các dịch vụ khẩn cấp tiểu bang và các cơ quan liên bang xem xét. Thời tiết là một trong số các yếu tố đã được xem xét đến”.

Trong khi các vụ cháy rừng không còn là mối đe dọa trước mắt đối với koala ở New South Wales, thì các chuyên gia cho rằng cuộc chiến sinh tồn của chúng vẫn tiếp diễn.

Thượng Nghị Sĩ đảng Xanh Cate Faehrmann là Chủ tịch Ủy ban Điều tra của Thượng viện NSW về Quần thể Koala và Môi trường Sống của chúng nói rằng, bản báo cáo được công bố hôm thứ Ba 30/6, cho thấy các chiến lược và chính sách hiện tại được đưa ra để bảo vệ koala không có tác dụng.

"Nếu không có sự can thiệp khẩn cấp của chính phủ, koala sẽ bị tuyệt chủng ở NSW trước năm 2050".

"Điều này khiến tất cả những ai quan tâm đến koala cảm thấy mình có liên quan".

"Và quả thực là từ những gì chúng tôi biết được trong cuộc điều tra, có khá nhiều người từ khắp nơi ở tại tiểu bang NSW và thế giới đều cùng bày tỏ sự quan tâm đến thông tin này", Cate Faehrmann.
"Tôi nghĩ rằng cam kết tài chính mà chúng tôi dành cho, cũng là hành động tức thì tại chổ là thể hiện ý muốn của chúng tôi về điều đó", Gladys Berejiklian.
Cuộc điều tra do các đảng thực hiện kéo dài một năm cho thấy, số lượng koala đã suy giảm nghiêm trọng trước khi vụ cháy rừng xảy ra.

Thượng Nghị Sĩ Tự Do của Thượng Viện New South Wales là Shayne Mallard nói rằng, việc thu nhỏ và bị lấy đi mất môi trường sống tự nhiên của chúng, chính là nguyên nhân của việc sụt giảm nhanh chóng này.

"Chúng ta đã chứng kiến sự tuyệt chủng cục bộ của koala và rõ ràng sự tàn phá của các vụ cháy rừng thực sự khiến vấn đề tuyệt chủng cục bộ quay trở lại".

'Tôi tán thành báo cáo này, và tôi cũng đã nêu ra với Bộ trưởng môi trường Matthew Kean, và ông ấy đã xuất hiện tại các buổi điều tra vài lần để trình bày và cung cấp những chứng cứ".

"Ông ấy đã rất quan tâm tới vấn đề này", Shayne Mallard.

Một trong số 42 khuyến nghị được Ủy Ban đưa ra là cần tiến hành khảo sát số lượng koala trên toàn bộ tiểu bang NSW.

Ở Nam Úc, một thiết bị công nghệ cao đếm số con koala đang được đưa vào sử dụng trên đảo Kangaroo sau khi một nữa số lượng koala ở đó - ít nhất là 25.000 con - đã bị chết trong các vụ cháy rừng.

Chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã thế giới tại Úc, Tiến sĩ Stuart Blanch nói rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ môi trường sống koala tại các khu vực mà tốc độ tăng trưởng đô thị đang lên.

"Ở miền đông Úc, chúng ta cần có một quy định mạnh mẽ hơn để bảo vệ môi trường sống của koala khỏi bị san phẳng hoặc cây cối của chúng bị đốn hạ".

"Chúng ta cần phải làm việc thống nhất trên tất cả các cấp để thống nhất với nhau về quy định này một cách chặt chẽ nhằm bảo vệ môi trường sống cho koala tốt hơn, cũng như có nhiều công viên quốc gia hơn", Stuart Blanch

Nghị sĩ Lao động và thành viên ủy ban điều tra thượng viện Penny Sharpe nói rằng, các chủ đất tư nhân nên được trả tiền để giúp bảo vệ Koala.

"Cần có nhiều biện pháp thúc đẩy các chủ đất tích cực tham gia vào việc bảo vệ koala".

"Những biện pháp đó giúp họ quyết định dễ dàng hơn giữa việc chặt cây bán và giữ cây lại cho koala mà vẫn có thu nhập, và cho phép họ quản lý rừng".

"Đó thực sự là chìa khóa giúp giải quyết vấn đề. Tất cả chúng tôi thực sự ủng hộ và biết rằng cứu koala là một nỗ lực toàn diện., Penny Sharpe"

Còn Thủ hiến New South Wales Gladys Berejiklian nói rằng chính phủ của bà đã đầu tư kỷ lục 44 triệu đô la vào chiến lược bảo vệ koala của tiểu bang và sẽ xem xét kế hoach hành động tiếp theo sau khi đọc kỹ báo cáo.

"Tôi muốn trở thành một thủ hiến cam kết cứu lấy loài koala không để chúng bị đe doạ tuyệt chủng trong tương lai".

"Và tôi nghĩ rằng cam kết tài chính mà chúng tôi dành cho, cũng là hành động tức thì tại chổ là thể hiện ý muốn của chúng tôi về điều đó", Gladys Berejiklian.

Koalas được đưa vào danh sách là dễ bị mất mát tại các tiểu bang New South Wales, ACT và Queensland, với các nhà bảo tồn thúc đẩy việc đặt chúng vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng để bảo vệ.

Hồi tháng giêng, chính phủ liên bang nói rằng nước Úc không cần cắt giảm lượng khí thải một cách mạnh mẽ để ngăn chận tình trạng nóng cấm toàn cầu.

Nước Úc ghi nhận có đóng góp 1,3 phần trăm lượng khí thải của toàn thế giới.

Cuộc điều tra về các trận cháy rừng vẫn tiếp tục.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share