Giải trình tự gen là công cụ thiết yếu trong cuộc chiến chống COVID-19, nhưng chính xác nó là gì?

Montage of doctor assessing electronic genomic record on tablet, with holographic, virtual backgrond.

Montage of doctor assessing electronic genomic record on tablet, with holographic, virtual backgrond. Source: iStockphoto

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Việc giải trình tự gen (genomic sequencing) được coi là một công cụ thiết yếu trong cuộc chiến chống lại coronavirus, đặc biệt là trong suốt làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Victoria. Vậy, thực chất giải trình tự gen là gì và nó hoạt động như thế nào?


“Cái này sẽ đi vào mũi của bạn, vào phía sau vòm họng của bạn. Nó có thể hơi khó chịu một chút. Chúng ta sẽ đi từng bên mũi một.”

Đó là tiếng một bác sỹ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm coronavirus.

Việc xét nghiệm đã trở thành một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19 trên toàn thế giới, cùng với truy dấu tiếp xúc, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và thiết bị bảo hộ cá nhân.

Và một công cụ khác cũng thiết yếu không kém, đó là giải trình tự gen (hay được biết là genomic sequencing).

Tiến trình này bao gồm việc lấy mẫu coronavirus từ một người bệnh và so sánh nó với các mẫu virus trong những người khác.

Virus có sự biến đổi nhẹ khi nó được truyền đi đến những người khác nhau, và những biến đổi này dẫn đến các mẫu khác nhau của covid-19.

Rebecca Rockett, một nhà nghiên cứu virus từ Viện Bashir của trường Đại học Sydney, nói rằng quá trình này tạo ra một “dấu ấn” gen độc nhất.
Bộ gen của bạn là một cái gì đó rất riêng của bạn. Nó là một mã di truyền hay là một công thức mã hóa tất cả các đặc điểm về bạn.
"Bạn có một bộ gen, loài chó cũng có một bộ gen và, trong trường hợp này, virus này cũng có một hệ gen. Và chúng tôi đang sử dụng những thay đổi nhỏ trong bộ gen virus này để giúp tìm ra mối dịch chuyển của nó trong cộng đồng.”

Bằng cách so sánh các kết quả xét nghiệm, các nhà khoa học có thể thực hiện công việc điều tra, tìm ra mối liên hệ giữa các ca bệnh với các điểm bùng phát đã biết trước, cũng như tập hợp lại các nhóm bệnh nhân có liên quan.

Một cuộc điều tra vào hệ thống kiểm dịch khách sạn tại tiểu bang Victoria tiết lộ rằng 99 phần trăm các ca nhiễm bệnh trong làn sóng thứ hai đều có xuất phát từ hai khách sạn kiểm dịch.

Catherine Bennett, giám đốc viện nghiên cứu dịch tễ tại Đại học Deakin, cho hay, đó là do covid-19 không biến đổi nhanh như các virus khác.

Giáo sư Bennett nói rằng việc giải trình tự gen cũng cho thấy các điểm bùng phát tại NSW cũng có liên hệ đến những người đến từ Victoria.
Mẫu virus có mặt ở Melbourne từ hồi tháng Sáu và cuối tháng Năm trên thực tế vẫn được nhận dạng trong các ca bệnh ở NSW.
"Như vậy nó cho phép chúng tôi nhìn vào những trường hợp ca bệnh trên và lần dấu nó về trong cộng đồng trong thời gian vài tháng, với hàng ngàn ca lây nhiễm", Giáo sư Bennett cho hay.

Coronavirus lây lan vô cùng nhanh chóng, do đó việc xác định những mối tiếp xúc gần của ca bệnh là một ưu tiên hàng đầu đối với giới chức y tế.

Phó Trưởng ban Y tế Liên bang Michael Kidd nói rằng việc truy dấu tiếp xúc là thiết yếu trong việc kiểm soát virus.

“Rõ ràng là, việc truy dấu tiếp xúc của tất cả những ca bệnh này vẫn vô cùng thiết yếu. Chúng ta cần phải bảo đảm rằng mỗi ca bệnh covid-19 mới được theo dõi mỗi ngày, và tôi công nhận nỗ lực của các đồng nghiệp tại Victoria đặc biệt trong việc bảo đảm điều đó diễn ra.”

Hoạt động giải trình tự gen có thể hỗ trợ vào công việc của những người làm công tác truy dấu, trong trường hợp nguồn nhiễm bệnh không được xác nhận rõ ràng.

Tiến sỹ Rockett nói rằng nó cho phép giới chức phát hiện và cách ly những người có tiếp xúc một cách chính xác hơn.
Một số người có thể không nhớ đã ở một địa điểm nào đó tại một thời điểm nhất định, hoặc không thể đoán chính xác họ đã tiếp xúc với những ai. Do đó tôi nghĩ việc giải trình gen giúp có thêm chứng cớ.
Cơ quan y tế New Zealand cũng đang sử dụng phương pháp giải trình tự gen để điều tra về điểm nóng lây nhiễm xẩy ra một cách bí ẩn tại đây, trong khi nước này đã ghi nhận hơn 100 ca nhiễm bệnh.

Hồi tuần trước, Thủ tướng Jacinda Ardern tiết lộ rằng nguồn lây bệnh là nguồn mới tới quốc gia này, chứ không phải vốn ẩn dấu trong cộng đồng.

“Cho tới thời điểm này, việc truy dấu và thử nghiệm gen đã không tìm thấy một mối liên hệ tới các cơ sở cách ly kiểm dịch hay biên giới.”

Việc giải trình tự gen cũng giúp xác định các mối rủi ro tiềm năng trong số những người nhiễm virus.

Giáo sư Bennett nói rằng nó cho phép giới chức thiết lập các biện pháp an toàn cho một số cộng đồng và lĩnh vực cụ thể, những nơi mà có rủi ro nhiễm bệnh cao hơn.

“Bạn đang nhìn thấy các hành vi, môi trường mà nó xẩy ra, liệu nó có dễ dàng xẩy ra ở trên phương tiện công cộng hơn là các nơi khác hay không. Chúng tôi đưa ra các nghiên cứu về kiểm soát để giúp chúng tôi xác định cái gì có thể khiến cộng đồng gặp nguy hiểm.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share