Cựu Thủ Tướng Tony Abbott chỉ trích viện trợ cho Palestine

Cựu Thủ Tướng Tony Abbott

Cựu Thủ Tướng Tony Abbott Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cựu Thủ tướng Tony Abbott chỉ trích vấn đề chính phủ Úc viện trợ cho nhà cầm quyền Palestine và đề nghị nên dời Tòa Đại sứ Úc đến Jerusalem.


Trong khi đó, chính phủ liên bang bênh vực cho chính sách ngoại viện, theo sau chỉ trích của ông Abbott về số tiền gởi đến giúp đỡ cho nhà cầm quyền Palestine.

Phe đối lập Lao Động chỉ trích lời kêu gọi của ông Abbott, trong khi Lao Động cho rằng viện trợ cuả Úc cho dải Gaza và vùng Tây Ngạn là cần thiết trong việc chống chủ nghĩa cực đoan và mang lại hòa bình cho vùng Trung Đông.

Cựu Thủ tướng Úc, ông Tony Abbott đã đưa ra các nhận xét gây nhiều tranh luận, theo sau chuyến viếng thăm mới đây của ông đến Trung đông, nhân dịp tham dự Hội Luận của các nhà lãnh đạo Úc, Do thái và Anh quốc.

Ông chỉ trích việc viện trợ cho nhà cầm quyền Palestine, cũng như chủ trương nước Úc nên dời Tòa Đại sứ về Jerusalem, cả hai đề nghị nầy đều bị Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop bác bỏ.

Ông Abbott chỉ trích nhà cầm quyền Palestine khi cho tạp chí Spectator biết rằng, nhà cầm quyền nói trên đã trả tiền hưu bổng, cho những kẻ khủng bố và gia đình của họ.

Ông cho biết, nước Úc nên xem xét lại việc viện trợ 40 triệu đô la, trừ khi nhà cầm quyền Palestine chấm dứt việc chi trả nói trên, theo sau một cuộc điều tra về các cáo buộc là, tiền viện trợ nói trên được chuyển sang cho nhóm Hồi giáo cực đoan Hamas.

Thế nhưng bà Bishop cho biết, chương trình viện trợ cuả Úc đã được quản lý hết sức chặt chẻ và việc nầy áp dụng cho tất cả các cơ quan hay tổ chức liên hệ.

“Viện trợ cho Lãnh thổ Palestine hiện được tái xét, sau khi chương trình viện trợ của tổ chức World Vision tại lãnh thổ Palestine đã bị đình hoãn hồi năm rồi. Chính phủ Úc có chính sách không tha thứ, đối với những chuyện gian lận và tham nhũng”.

Trong khi đó, Tổng trưởng Di trú, ông Peter Dutton cho biết đã có những sự kiểm soát chặt chẻ và tương xứng, đối với chương trình viện trợ của Úc và bất cứ tổ chức nào tìm thấy xử dụng sai trái ngân khoản, sẽ bị cắt ngay tiền viện trợ. Ông cho đài phát thanh 2GB biết, quan điểm cuả ông.

“Nếu người ta làm sai, thì viện trợ cho họ sẽ bị hủy bỏ, thế nhưng vào lúc nầy tôi nghĩ bà Ngoại trưởng đã đúng trong việc cân bằng các vấn đề”.

Bộ Ngoại giao và thương mại Úc, sẽ chi số tiền viện trợ là 43,6 triệu đô la cho nhà cầm quyền Palestine trong tài khóa 2016/2017, vốn được phân phát qua một số tổ chức phi chính phủ và Liên hiệp quốc.

Bộ Ngoại giao đã đình hoãn việc cung cấp ngân khoản cho World Vison hồi tháng 8, sau khi một trong các nhân viên của tổ chức tại dải Gaza, đã bị chính phủ Do thái bắt giữ.

“Dưới con mắt của cộng đồng quốc tế, phía đông Jerusalem hiện được tranh chấp như là một lãnh thổ bị chiếm đóng. Nước Úc có thể giữ một vai trò trong việc giúp đỡ thương thuyết trong một chiều hướng tiến bộ hơn, việc di chuyển Tòa Đại sứ không phải là một quyết định khôn ngoan”, Giáo sư Greg Barton thuộc đại học Deakin nói.


Ông Abbott còn đề nghị dời Tòa Đại sứ Úc từ Tel Aviv về Jerusalem, nếu Hoa kỳ cũng làm như vậy.

Việc nầy theo sau một lời hứa của Tổng thống tân cử Donald Trump, trong cuộc vận động tranh cử năm 2016.
Bà Bishop nói rằng, đó là một đề nghị mà chính phủ liên bang hiện không cứu xét.

“Chính phủ Úc không có kế hoạch dời Tòa Đại sứ Úc từ Tel Aviv đến Jerusalem”.

Việc giành quyền kiểm soát Jerusalem là tâm điểm của cuộc tranh luận quốc tế kéo dài hàng chục năm qua, với hầu hết các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Do thái đều thiết lập Tòa Đại sứ tại Tel Aviv, cách Jerusalem  khoảng 70 kí lô mét.

Các đề nghị của Mỹ trước đây nhằm dời Tòa Đại sứ nước nầy về Jerusalem đã thất bại, do các quan ngại về những chia rẻ về ngoại giao với các nước khác ở vùng Trung đông.

Giáo sư Greg Barton thuộc đại học Deakin nói rằng, việc di chuyển Tòa Đại sứ Úc về Jerusalem có thể khiến cho nước Úc lâm vào một hoàn cảnh không thuận lợi và không khôn ngoan.

“Dưới con mắt của cộng đồng quốc tế, phía đông Jerusalem hiện được tranh chấp như là một lãnh thổ bị chiếm đóng. Nước Úc có thể giữ một vai trò trong việc giúp đỡ thương thuyết trong một chiều hướng tiến bộ hơn, việc di chuyển Tòa Đại sứ không phải là một quyết định khôn ngoan”.

Hồi tháng chạp vừa qua, bà Julie Bishop đã giúp nước Úc đứng xa khỏi nghị quyết của Liên hiệp quốc, khi lên án các khu định cư của người Do thái tại vùng Tây ngạn và phía đông Jerusalem, thế nhưng bà cho rằng chính phủ liên bang vẫn cam kết mạnh mẽ về một giải pháp hai quốc gia.

Còn ông Abbott, vốn là một thành viên của phái đoàn Quốc hội đến Trung đông nói rằng, nên tạo điều kiện dễ dàng cho người và hàng hóa, được di chuyển từ Lãnh thổ Palestine vào Do thái và Jordan.

Phái đoàn sẽ gặp gỡ các viên chức Do thái lẫn Palestine, trước ngày Giáng sinh

Bộ Ngoại giao và thương mại Úc cho biết, lãnh thổ Palestine là một trong những vùng nghèo nhất ờ Trung đông.

Trong khi đó, phe đối lập Lao động đã chỉ trích lời kêu gọi của ông Tony Abbott qua việc đình hoãn ngân khoản ngoại viện cho Nhà cầm quyền Palestine.

Được biết số viện trợ lên đến gần 40 triệu đô la của Úc mỗi năm, được cung cấp thông qua các cơ quan Liên hiệp quốc và một vài tổ chức thiện nguyện.

Quyền lãnh tụ Lao động là ông Chris Bowen nói rằng, viện trợ của Úc cho dải Gaza và vùng Tây ngạn là cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan và cổ vỏ hoà bình cho vùng Trung đông.

 


Share