Người cao niên không nói tiếng Anh gặp khó khăn khi tìm dịch vụ chăm sóc

EElderly people from diverse backgrounds can face barriers to finding care

Elderly people from diverse backgrounds can face barriers to finding care Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ủy ban Hoàng gia điều tra về các vụ ngược đãi người cao niên tuần này sẽ xem xét cách những người cao niên Úc từ các nền văn hóa khác nhau đối diện với các thử thách trong lĩnh vực này. Ủy ban được cho biết sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và khuynh hướng tình dục hiện là rào cản đáng kể khi số lượng người cần chăm sóc ngày càng gia tăng.


Mẹ của anh Angelos Angeli's là một người tị nạn Hy Lạp - không nói tiếng Anh sống ở vùng ngoại ô phía Tây Bắc của Melbourne.

Kể từ khi chồng bà qua đời sáu năm trước, người phụ nữ 82 tuổi này đã yêu cầu các dịch vụ chăm sóc tại gia vì bà mắc chứng tiểu đường và thị lực kém.

Bà đã nhận được sự giúp đỡ từ những người chăm sóc nói tiếng Hy Lạp.

Tuy nhiên khi thiếu nhân viên nói ngôn ngữ của mình, anh Angeli nói rằng chất lượng cuộc sống của mẹ anh suy giảm nhanh chóng.

"Việc này ngay lập tức khiến mẹ tôi bị cô lập về mặt xã hội. Về căn bản, người chăm sóc mẹ tôi không thể giao tiếp, hoặc chỉ giao tiếp rất hạn chế. Có lẽ bà ấy cảm thấy cô đơn. Rất khó để mẹ tôi có thể nói chuyện và chia sẻ được nhu cầu của bà ấy. Đặc biệt là việc đến phòng khám bác sĩ gia đình hoặc đến thăm mộ của cha tôi, hay mua bất cứ thứ gì từ cửa hàng địa phương vì bà ấy không thể truyền đạt những gì bà ấy muốn."

Cố vấn cao cấp hỗ trợ ủy ban, QC Peter Grey, nói rằng hệ thống chăm sóc người già đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ với người cao tuổi từ các nền văn hóa khác nhau.

"Đa dạng là một sự đặc trưng của nhân loại, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao niên và hệ thống chăm sóc người già nói chung không thể luôn luôn đáp ứng được các nhu cầu quá khác biệt. Một số nhu cầu này là rào cản vô hình về văn hóa, ngôn ngữ và kinh nghiệm, có thể dễ dàng gây khó khăn cho những người cung cấp dịch vụ chăm sóc và những người được chăm sóc "

Mary Patetsos - Chủ tịch Liên đoàn các Cộng đồng Sắc tộc Úc nói với Ủy ban rằng khả năng giao tiếp là điều rất quan trọng trong các dịch vụ chăm sóc người cao niên. Chính phủ nên bảo đảm cung cấp dịch vụ thông dịch viên như một quyền căn bản.
Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao niên và hệ thống chăm sóc người già nói chung không thể luôn luôn đáp ứng được các nhu cầu quá khác biệt.
“Thiếu kỹ năng giao tiếp, hoặc không có khả năng giao tiếp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao niên. Điều đó gây ảnh hưởng đến quyền được hiểu và nhu cầu để mọi người có thể hiểu mình. Việc này cũng giảm khả năng kiểm soát các kế hoạch chăm sóc và kinh nghiệm của các nhân viên làm việc với người cao tuổi."

Ủy ban đã nhận được đệ trình từ một loạt các nạn nhân từ các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, cũng như những người khuyết tật - những người nhận thấy các dịch vụ chăm sóc cao niên khiến họ vô cùng cô lập.

Elizabeth Karn, một người khiếm thính 68 tuổi, nói rằng việc thiếu kinh phí phiên dịch trong hệ thống chăm sóc người già đã khiến bà và những người khác cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, bị bỏ rơi và cô lập, tất cả chỉ vì khuyết tật và tuổi tác.
 
Malloy, một người đồng tính nữ ở độ tuổi 80, cho biết kinh nghiệm của bà tại một cơ sở chăm sóc người già đã khơi lại những cảm giác tiêu cực về sự phân biệt đối xử mà bà phải đối mặt khi còn trẻ.

Nhân viên y tế Samantha Edmonds nói với Ủy ban điều tra rằng những người LGBTQI lớn tuổi đã trải qua sự phân biệt đối xử và kỳ thị dữ dội trong một thời gian dài.

"Mỗi khi có một cuộc tranh luận công khai về quyền của người LGBTI, việc này sẽ khiến những người cao niên cảm thấy dồn nén thêm những tổn thương mà họ phải đối mặt. Vì vậy chúng tôi cần bảo đảm rằng khi họ tiếp cận dịch vụ chăm sóc người già, cho dù đó là chăm sóc tại gia hay tại các viện dưỡng lão, họ cần cảm tháy an toàn khi ở đó và khi ra ngoài. Họ không phải che giấu mình là ai để sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao niên".

Các nghiên cứu về những trường hợp khác bao gồm Heather Brown. Bà sống trong một số trung tâm chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi từ khi hai tuổi và sợ hãi việc bị chuyển sang hình thức chăm sóc tại viện dưỡng lão, bởi vì nó có thể giống như những nơi mà bà từng lớn lên.

Hay những khó khăn mà cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam Brian Lynch phải đối mặt, người mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương sau 14 năm trong quân đội.

Ủy viên của Ủy ban điều tra Hoàng gia Lynelle Briggs dự kiến sẽ nộp bản báo cáo cuối cùng vào tháng 11 năm sau.


Share