Đức Giáo Hoàng Francis đến Papua New Guinea

ADDITION Papua New Guinea Asia Pope

Sandra Russo meets Pope Francis at APEC Haus in Port Moresby, Papua New Guinea, Saturday, Sept. 7, 2024. (AP Photo/Mark Baker) Source: AAP / Mark Baker/AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đức Giáo hoàng Francis đã đến Papua New Guinea trong chuyến thăm kéo dài 11 ngày tới Châu Á và Châu Đại Dương, với kế hoạch thúc đẩy sự thống nhất, đối thoại liên tôn và giải quyết các vấn đề về đói nghèo và di cư. Sự xuất hiện của ngài diễn ra sau các cuộc họp tại Indonesia với các nhà lãnh đạo tôn giáo, bao gồm một sự kiện liên tôn tại Thánh đường Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta.


Đức Giáo hoàng Francis đã tới Papua New Guinea như một phần trong hành trình kéo dài 11 ngày của ngài qua bốn quốc gia ở Châu Á và Châu Đại Dương.

Các tín đồ Công giáo đã háo hức chuẩn bị cho sự xuất hiện của ngài.

Trước đó Đức Giáo hoàng đã dến Indonesia, nơi ngài đã gặp Đại Giáo trưởng Nasaruddin Umar và tham gia một cuộc họp liên tôn tại Thánh đường Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta.

Có mặt để chào đón Đức Giáo hoàng khi ngài đến Papua New Guinea là Đức Hồng y John Ribat, Tổng giám mục đô thành Port Moresby. Trước khi Đức Giáo hoàng Francis đến, Đức Hồng y John Ribat đã phát biểu nhấn mạnh về sự thống nhất quốc gia trước một đám đông lớn công chúng đến từ nhiều khu vực khác nhau cùng tụ tập về tham dự sự kiện.

"Tôi rất vui và phấn khởi khi điều đó đến với chúng ta vào thời điểm này. Đây thực sự là thời điểm mà bạn sẽ thấy toàn bộ đất nước đoàn kết lại từ trong tâm hồn để chào đón toàn bộ đất nước, chào đón ngài, và cũng chào đón du khách của chúng ta ở đây, cùng với toàn thể nhà thờ ở Papua New Guinea và Quần đảo Solomon."

Đức Hồng y đã suy ngẫm về những thách thức chính trị và thiên nhiên của đất nước và coi chuyến thăm của Giáo hoàng là khoảnh khắc đoàn kết toàn dân tộc.

Ông tin rằng Giáo hoàng đã chọn đến PNG do tình hình hỗn loạn đã diễn ra gần đây ở quốc đảo nhỏ này.

"Các tín hữu cũng đã nhận thấy từ tất cả những gì chúng ta đã trải qua, bạo lực, giết chóc, thiên tai, đánh nhau, v.v. Khi tất cả những điều này xảy ra, chúng ta tìm kiếm cách thức, làm thế nào chúng ta có thể giải quyết những điều này? Điều gì sẽ mang lại cho chúng ta sự đoàn kết, đến với nhau, và có thể nhìn thấy một cách thức có thể giúp giải quyết tất cả những điều này, và có thể bắt đầu thấy chúng ta đoàn kết vì một mục đích trong cuộc sống. Vì vậy, những gì tôi thấy ở đây là ông ấy đang đến, sự xuất hiện của Đức Thánh Cha, ông ấy biết về tất cả những điều này."

Papua New Guinea đang trải qua tình trạng bất ổn lớn do xung đột giữa các bộ tộc và bất ổn dân sự.

Ít nhất 26 người đã chết trong bạo lực giữa các bộ lạc vùng cao, trong khi bạo loạn và cướp bóc ở Port Moresby và Lae đã khiến thêm 15 người tử vong.

Tình trạng bất ổn bắt đầu vào tháng 2 sau các cuộc biểu tình phản đối việc cắt giảm lương.

Mặc dù tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở các khu vực trọng điểm, nhưng xung đột giữa các bộ lạc vẫn tiếp diễn.

Trong chuyến thăm của mình, Đức Giáo hoàng Francis chú trọng đến việc thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên khoan dung, đối thoại với người Hồi giáo và giải quyết tình trạng đói nghèo và di cư.

Vị giáo hoàng 87 tuổi này gần đây đã bị bệnh và hiện phải dùng xe lăn để di chuyển.

Đức Hồng y Ribat cho biết rằng giống như Chúa Jesus không bỏ rơi những người gặp khó khăn, Đức Giáo hoàng Francis cũng vậy.

"Vì vậy, trong thời điểm khó khăn trong cuộc đời, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, v.v. của mình. Giờ Ngài không còn trẻ nữa, nhưng khi biết tất cả những điều đang xảy ra, ngài đã nói, tôi sẽ đến. Tôi muốn ở giữa các bạn. Tôi muốn ở giữa các bạn. Tôi cũng muốn trở thành một phần trong những gì các bạn đang trải qua. Và các bạn biết đấy, đối với tôi, xin lỗi, đối với tôi, tôi thấy rằng đây thực sự là điều đã đưa ngài đến với chúng ta. Và tôi cũng thấy ở đây rằng, các bạn biết đấy, Chúa Jesus rất nhân từ và ngài rất yêu thương nhiều người đã trải qua những thời điểm khó khăn, bệnh tật, v.v. Ngài đã ở đó."

Gia Vela là mục sư hiệp thông tại Giáo xứ St Joseph ở Port Moresby bày tỏ sự mong muốn được tham dự thánh lễ có sự hiện diện của Đức Giáo hoàng.

"Một lễ mừng dành cho Đức Giáo hoàng, khi ngài đến đây, phép lạ lớn nhất trên trái đất, là Thánh lễ và Thánh lễ kéo dài một giờ. Vì vậy, trong giờ đó, chúng ta cũng tham gia vào Thánh lễ mà Đức Thánh Cha đến, đại diện cho Chúa Jesus, về mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ. Vì vậy, đối với chúng ta, những người Công giáo, chúng ta thực sự tự hào rằng chúng ta có Đức Thánh Cha trên vùng đất này."

Veronica Maloni là hiệu trưởng tại Trường tiểu học St John nói rằng bà cảm thấy may mắn khi Đức Giáo hoàng đã chọn đến P-N-G.

"Tôi rất vui mừng khi có thể nhìn thấy... bạn cũng biết là đã nhiều nhiêu năm rồi kể từ lần cuối cùng Đức Giáo hoàng đến thăm Papua New Guinea. Và tôi vui mừng phấn khích vì Ngài chọn đến đây. Còn rất nhiều quốc gia khác mà ngài có thể chọn đến, nhưng ngài chọn đến Papua New Guinea, đây thực sự là một phước lành."

Blaise Bango là thành viên của Dàn hợp xướng Giáo xứ Thánh Giuse cho biết chuyến thăm của Đức Giáo hoàng có ý nghĩa đặc biệt đối với ông.

"Là một người Công giáo, chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng đối với tôi có ý nghĩa như là một cấp độ tiếp theo trong niềm tin Công giáo mà chúng ta nên kính cẩn dọn mình để đón tiếp Đức Giáo hoàng vì ngài là một người rất đặc biệt. Ngài đại diện cho Chúa Kitô.”

John Lavu là nhạc trưởng dàn hợp xướng tại Giáo xứ St Charles Luwanga.

“Tôi nghĩ rằng đối với cá nhân tôi, chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng rất truyền cảm hứng và nó mang lại cho tôi cảm giác mạnh mẽ để trở nên mạnh mẽ hơn trong đức tin Công giáo của mình. Tôi đã sống với đức tin này suốt cuộc đời mình, nhưng việc Đức Thánh Cha, người đứng đầu Giáo Hội đến Papua New Guinea và có thể chứng kiến sự việc Ngài đến với chúng tôi là điều rất quan trọng đối với tôi trong cuộc sống của mình với tư cách là một người Công giáo."

Sau chuyến thăm Papua New Guinea, Đức Giáo hoàng Francis sẽ đến thăm Đông Timor và Singapore trước khi kết thúc chuyến đi của mình vào ngày 13 tháng 9.

Nhưng hiện tại, mọi sự chú ý đều đổ dồn về Papua New Guinea.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đức Giáo hoàng sẽ đến một vùng xa xôi của đất nước, nơi mà Cơ đốc giáo mới chỉ bắt đầu bén rễ gần đây, bên cạnh những tín ngưỡng truyền thống đã được thực hành trong hàng thiên niên kỷ.

Để chào đón Đức Giáo hoàng Francis, một nhóm gồm 23 người Công giáo đã đi bộ trên Đường mòn Kokoda chỉ trong bốn ngày - bằng một nửa thời gian thông thường, một kỷ lục đáng kinh ngạc nhằm thể hiện sự tôn kính của họ với Đức Giáo hoàng.

Chuyến thăm này đánh dấu chuyến đi xa nhất mà Đức Giáo hoàng Francis từng thực hiện từ Vatican.

Trong ba ngày tới, Đức Giáo hoàng Francis sẽ chia sẻ thông điệp hy vọng của mình với khoảng hai triệu rưỡi người Công giáo ở Papua New Guinea.

Đọc Thêm:

Liên Hợp Quốc cho biết số người bị ảnh hưởng bởi vụ lở đất ở miền trung Papua New Guinea là hơn 7.800 người. Chính quyền Port Moresby xác nhận có tới 2.000 người có thể bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Một nhóm chuyên gia địa kỹ thuật người Úc đang trên đường đến hiện trường, nơi những người ứng cứu khẩn cấp đang cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh và một trận lở đất tiếp theo.

Úc đang hợp tác chặt chẽ với New Zealand để hỗ trợ Chính phủ Papua New Guinea ứng phó với thảm họa, bao gồm làm việc với các chuyên gia New Zealand tại địa điểm lở đất để hoàn thành phân tích hình ảnh về tai biến địa chất. Úc cũng đã hỗ trợ việc vận chuyển và phân phối hàng cứu trợ nhân đạo từ Anh.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Luôn cập nhật thời sự - đánh dấu trang mạng SBS Tiếng Việt:
Nơi tìm hiểu con người, cuộc sống ở Úc - trang mạng SBS Tiếng Việt:
Đánh dấu trang SBS - nghe đọc thời sự nước Úc bằng tiếng Việt:
Đánh dấu trang SBS - nghe đọc chuyện cộng đồng người Việt ở Úc bằng tiếng Việt:
Đánh dấu trang SBS đồng hành với cuộc sống người Việt ở Úc:

Share