Bất mãn tại Mỹ sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Trump và Putin

US President Donald Trump and Russian President Vladimir Putin in Helsinki, Finland

US President Donald Trump and Russian President Vladimir Putin in Helsinki, Finland Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump một lần nữa từ chối ủng hộ bằng chứng của cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Nga đã can thiệp vào chiến dịch bầu cử tại Mỹ năm 2016.


Ông đã gặp gỡ người đồng nhiệm Nga là Tổng thống Vladimir Putin tại Helsinki sau khi 12 gián điệp Nga bị buộc tội tại Mỹ do xâm nhập vào hệ thống email của đảng Dân chủ.

Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về vấn đề Bắc hàn, hiệp ước nguyên tử với Iran và cuộc chiến Syria.

Hai Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin gặp riêng lần đầu, với sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Hai vị Tổng thống sau đó đã xuất hiện trước giới truyền thông.

Ông Trump nhanh chóng bình luận về một trong các vấn đề lớn nhất mà mọi người muốn được biết, trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh, đó là việc gì đã xảy ra trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

“Không có chuyện cấu kết hay thông đồng, tôi cũng chẳng biết Tổng thống Putin trước đây".

"Chẳng có ai thông đồng cả và chúng tôi đã tiến hành một chiến dịch tranh cử rất vẻ vang, đó là lý do tôi là Tổng thống”, Donald Trump.

Ông Trump khẵng định trong việc bác bỏ các cáo buộc về chuyện cấu kết hay thông đồng, giữa chiến dịch tranh cử của ông và Nga, nhằm thay đổi diễn biến cuộc bầu cử.

Thế nhưng chỉ vài ngày mới đây, Bộ Tư Pháp Mỹ đã buộc tội 12 gián điệp Nga đã xâm nhập vào hệ thống email của đảng Dân chủ và tiết lộ các điện thư nầy.

Ông Trump nói rằng cuộc điều tra đã được quảng bá rầm rộ về vụ nầy, do Công tố viên đặc biệt Robert Muller tiến hành, đã có một hậu quả tiêu cực đối với Nga lẫn Mỹ.

“Tôi đã đánh bại bà Hillary Clinton dễ dàng và thực sự. Quả là chuyện đáng xấu hỗ khi có một đám mây mù dù chút ít đi nữa che phủ chuyện đó".

"Mọi người biết chuyện đó và hiểu câu chuyện, thế nhưng vấn đề chính là chúng tôi cũng thảo luận là chẳng có chuyện cấu kết hay thôg đồng chi cả".

"Luôn luôn có một hậu quả tiêu cực về mối quan hệ giữa hai cường quốc nguyên tử mạnh nhất trên thế giới”, Donald Trump.

Trong khi đó, một lần nữa ông Putin bác bỏ việc Nga có dính líu vào chuyện bầu cử ở Mỹ.

Các vấn đề liên quan đến Bắc hàn cũng được thảo luận tại cuộc họp thượng đỉnh.

Ông Putin cho biết, chuyện Bắc hàn đã được giúp đỡ qua việc ông gọi là sự cộng tác nhân danh ông Trump.

“Đó là chuyện tốt khi vấn đề bán đảo Triều Tiên bắt đầu được giải quyết một cách từ từ".

"Về ý nghĩa rộng lớn hơn, việc nầy có thể thực hiện là do Tổng thống Trump đích thân can thiệp vào chuyện dàn xếp, xây dựng qua đối thoại trong tinh thần cộng tác chứ không phải đối đầu”, Vladimir Putin.

Nga và Mỹ là hai nước đầu tiên ký vào hiệp ước nguyên tử Iran hồi năm 2015.

Thế nhưng ông Trump vốn là người luôn chỉ trích hiệp ước, đã rút Mỹ ra khỏi hiệp ước nói trên hồi đầu năm nay, khiến hiệp ước nầy hiện lâm vào cảnh bế tắc.

Ông Putin cho biết ông hy vọng ông Trump có thể xem xét việc gia nhập hiệp ước trở lại.

“Trong cuộc hội đàm, chúng tôi đã nói thẳng về nhiều gì chúng tôi quan ngại là Mỹ đã rút khỏi hiệp ước nguyên tử Iran".

"Phía Hoa kỳ biết rõ lập trường của chúng tôi là không hề thay đổi. Tôi muốn thấy nhấn mạnh rằng nhờ hiệp ước nguyên tử, Iran trở thành một quốc gia được Ủy ban Nguyên tử Năng Quốc tế thường xuyên kiểm soát”, Vladimir Putin.

Hai nhà lãnh đạo cũng bàn chuyện Syria, nơi các cuộc giao tranh bước sang năm thứ tám và khiến cho các tổ chức cứu trợ lâm vào tình trạng họ gọi là cuộc khủng hoảng về cứu trợ nhân đạo.

Nga là đồng minh chính yếu của Tổng thống Syria, ông Bashar al Assad là người bị cáo buộc xử dụng vũ lực thái quá trong việc dẹp tắt các cuộc biểu tình chống lại ông và chính phủ Syria.
"Rõ ràng là cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki là một sai lầm thể thảm, chẳng có một vị Tổng thống nào lại tự hạ mình quá mức trước một tay lãnh chúa đến như vậy”, John McCain.
Ông Putin cho biết, Nga và Mỹ có thể cùng nhau cộng tác để giải quyết vấn đề Syria.

“Quan điểm của chúng tôi đã trùng lắp không phải vào mọi lúc hay ở bất cứ nơi đâu thế nhưng có một vài quyền lợi chung".

"Chúng tôi cần xem xét các điểm tiếp xúc, để cộng tác chặt chẻ hơn. Về vấn đề Syria, việc nầy có thể là một thí dụ cho việc cộng tác chung thành công".

"Nga và Mỹ rõ ràng có thể giữ vai trò lãnh đạo trong vấn đề và tổ chức việc hợp tác để vượt qua các cuộc khủng hoảng nhân đạo”, Vladimir Putin.

Ông Trump cũng cho biết, ông hy vọng hai nước có thể bắt đầu hợp tác thường xuyên hơn trên diễn đàn quốc tế.

“Cuộc họp hôm nay chỉ là việc bắt đầu cho một tiến trình dài hơn, thế nhưng chúng tôi đã có những bước đi đầu tiên hướng đến một tương lai sáng lạn hơn và cuộc hội đàm diễn ra với cuộc đối thoại mạnh mẽ và rất nhiều ý kiến".

"Kỳ vọng của chúng tôi là xây dựng trên thực tế, nhưng hy vọng của chúng tôi dựa trên ước muốn của người dân Mỹ về một tình hữu nghị, hợp tác và hoà bình".

"Tôi nghĩ có thể nói như vậy nhân danh cho nước Nga, khi tôi cũng có thể tuyên bố như vậy nữa”, Donald Trump.

Trở lại Mỹ, một số người cho rằng việc làm của ông Trump có tính cách một sự phản bộ,đặc biệt liên quan đến việc ông nầy từ chối hỗ trợ cho việc buộc tội 12 gián điệp quân sự Nga.

Một vài nhân vật thuộc đảng Cộng hòa như ông Darrell Issa ở California bênh vực cho quyền của ông Trump nghi ngờ về các bằng chứng do cơ quan tình báo Mỹ đưa ra.

“Hãy nhìn rõ chuyện nầy và xem nó có thật không, hãy nhớ rằng chúng ta đã mất hơn một năm để điều tra các cáo buộc là có sự thông đồng với Nga, mà chẳng có chút bằng chứng nào cả".

"Vì vậy quí vị biết, hãy nghi ngờ một chuyện gì cho đến khi nó được chứng minh và kiểm nhận về chuyện hợp lý của nó”, Darrell Issa.

Thế nhưng một số chính khách cao cấp đảng cộng hòa trong đó có cựu ứng cử viên Tổng thống năm 2008, lại thấy mọi việc một cách khác biệt.

Thượng nghị sĩ John McCain trong một thông cáo, đã chỉ trích ông Trump đã không hành xữ một cách xứng đáng với vai trò một Tổng thống trước ông Putin.

“Cuộc họp báo hôm nay tại Helsinki là một trong các trò trình diễn tệ hại nhất của một vị Tổng thống Mỹ trong trí nhớ của mọi người".

"Những tổn hại do sự ngây thơ, tính tự cao tự đại, so sánh khập khễnh và có cảm tình với những kẻ độc tài thì thật là khó để tiên đoán".

"Thế nhưng rõ ràng là cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki là một sai lầm thể thảm, chẳng có một vị Tổng thống nào lại tự hạ mình quá mức trước một tay lãnh chúa đến như vậy”, John McCain.

Còn ông Paul Ryan, người đứng đầu đảng Cộng hòa tại Hạ Viện Mỹ cũng kêu gọi ông Trump, nên bác bỏ chuyện xem Nga là một đồng minh của Mỹ.

Ông Ryan nói rằng, Nga vẫn là mối đe dọa cho các giá trị và lý tưởng của Mỹ.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share