Diễn biến phiên xử Đồng Tâm đến ngày 9/9

Ông Lê Đình Công tại tòa 8/9/2020

Ông Lê Đình Công người tại tòa 8/9/2020 Source: Tintuc

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Dự kiến phiên xử sẽ diễn ra trong 10 ngày, nhưng đến trưa ngày thứ 3 (9/9) thì VIện Kiểm Sát đã đề nghị tòa tuyên hai án tử hình cho ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Những người còn lại bị đề nghị mức án từ tù treo đến chung thân. Đã có những diễn biến gay cấn diễn ra sau hơn hai ngày tranh biện tại tòa.


An ninh thắt chặt vòng trong vòng ngoài.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng một trong 13 luật sư bào chữa cho các bị cáo chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của ông rằng "an ninh dày đặc kiểm tra qua bốn lớp".

Khu vực xung quanh tòa án được canh gác nghiêm ngặt.

Facebooker Nguyễn Lân Thắng mô tả "tất cả các cơ sở kinh doanh trong toàn bộ khu vực phải tạm đóng cửa 10 ngày hoặc hơn. Kể cả gara ô tô hay nhà hàng. Người đi đường tấp vô lề nghe cuộc điện thoại sẽ bị xua đuổi thô bạo.

Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội cũng bị theo dõi và ngăn chặn việc đi lại, thậm chí không được ra khỏi nhà từ trước khi phiên xử diễn ra.

Cho đến hôm nay thì phiên tòa bước sang ngày thứ 3 nhưng đã không có bât cứ người thân nào trong số những người bị bắt được tham dự phiên tòa.

Cô Nguyễn Thị Duyên - có chồng là anh Lê Đình Uy bị bắt ra tòa, nói với Luật Khoa Tạp Chí rằng cô không chỉ là thân nhân của người đang đang bị tòa xét xử, mà cá nhân nhân cô cũng đã chứng kiến những gì xảy ra.

Trước đó cô Nguyễn Thị Duyên đã làm đơn xin tham dự nhưng không được trả lời.

Cô cho biết, không ai trong số những thân nhân bị cáo được tham dự phiên tòa và cũng không được tới gần khu vực tòa án.
Gần như tất cả những diễn biến về phiên xử đều chỉ có hai nguồn là bản ghi chép của các luật sư bào chữa và các bản tin trên VTV.

Trong phiên xử ngày thứ 2, tường thuật của VTV có thấy, bị cáo Lê Đình Công không đồng ý với cáo trạng của Viện Kiểm Sát khi quy kết ông là "chủ mưu của việc chống đối lại cơ quan chức năng".

Đối chiếu với những lời khai của Lê Đình Công tại phiên tòa, Hội Đồng Xét Xử cho công bố lời khai của chính bị cáo tại Cơ Quan Điều Tra.

Lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra mà được tòa cho công bố là đoạn video phóng sự của VTV.

Nói về đoạn video này, Luật sư Nguyễn Văn Miếng chia sẻ trên trang cá nhân:“Toà cho trình chiếu... phim phóng sự của đài truyền hình về vụ Đồng Tâm với kỹ xảo điện ảnh và hiệu ứng âm thanh dài khoảng 10 phút, và dùng các clip nhận tội không có trong hồ sơ vụ án để xét hỏi các bị cáo.”

Về hình ảnh trên video mà tòa cho chiếu như là bằng chứng nhận tội, Luật sư Nguyễn Văn Miếng chia sẻ, trước tòa ông Bùi Viết Hiểu phản bác lại các video này vì cho rằng đó là những hình ảnh cắt ghép.

"Hình ảnh ghép rất nhiều". Họ đã lấy clip của sự kiện Công an Hà Nội giải phóng con tin tại nhà văn hoá xã ngày 19/4/2017 để ghép cho sự kiện 9/1/2020. Clip nhận tội trong trại tạm giam, đã bị xoá phông, là cụ bị ép nói đúng như những gì cảnh sát điều tra sắp xếp.”

Trên trang Facebook cá nhân trưa ngày 9/9 Luật sư Lê Văn Luận - một trong số các luật sư bào chữa cho biết, ông đề nghị được trình chiếu hoặc chỉ cần cho hiển thị bất kể một hình ảnh nào của các đoạn ghi hình này lên màn hình để ông có thể sử dụng trực tiếp vào việc biện hộ:"Việc chứng minh tội phạm phải hợp pháp và mọi sự thật không thu thập hợp pháp thì không có giá trị pháp lý và không được dùng vào việc giải quyết vụ án." 
Theo ông chứng cứ đưa ra trong các video "là không hợp pháp và là một sự vi phạm nghiêm trọng."
 
Tuy nhiên yêu cẩu của Luật sư Lê Văn Luân đã bị tòa từ chối với lý do là "không bào chữa vào “nội dung” và có thể sẽ bị mời ra khỏi toà nếu tiếp tục.

Về các video clip này, Luật sư Nguyễn Văn Miếng cũng viết trên Facebook cá nhân rằng "toà án đã cho trình chiếu “phim phóng sự của đài truyền hình về vụ Đồng Tâm với kỹ xảo điện ảnh và hiệu ứng âm thanh dài khoảng 10 phút, và dùng các clip nhận tội không có trong hồ sơ vụ án để xét hỏi các bị cáo.”
Trong ngày xét xử thứ 2, tòa trưng 10 trái lựu đạn.

Trong lời khai tại tòa ông Lê Đình Công nói mua lưu đạn trên internet.

Trong cáo trạng cũng như biên bản điều tra không nói đến việc tìm ra nguồn bán vũ khí này.

Ghị chép của luật sư Nguyễn Hà Luận trong nhóm luật sư biện hộ chia sẻ trên trang Facebook cá nhân:

"Hồ sơ do chính cơ quan điều tra xác lập và đã được Viện Kiểm sát kiểm đếm chính xác, thì 10 trái lựu đạn tang chứng này đã được "thu thập và xác minh theo đúng trình tự và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
"Tại tòa, Cơ quan tố tụng công bố rằng, việc tiêu diệt ông Lê Đình Kình là bởi tại thời điểm xảy ra vụ tấn công rạng sáng ngày 9/1, các cảnh sát thấy rõ ông đang cầm lựu đạn trong tay. Khi đã bị bắn chết, trong tay ông Kình vẫn còn nắm chặt trái lựu đạn."

Tại toà, các luật sư dựa vào hồ sơ để hỏi và xác định chính xác rằng, 10 trái lựu đạn đó đã được "đưa cho các bị cáo" đủ 10 trái ngay tại tòa trước các thẩm phán và viện kiểm soát.

Như vậy, trái lựu đạn mà trong bản cáo trạng đucợ khẳng định là ông lê Đình Kình nắm trong tay lúc chết ở đâu? Hay nói cách khác Ông Kình có thực sự cầm lựu đạn như công bố kết tội của công an?"

Về cái chết của ông Lê Đình Kình, Bản Cáo Trạng ngày 24/6/2020 của VKSND TP Hà Nội ghi ông Lê Đình Kình bị bắn hai phát từ phía sau lưng, mỗi vết thương cách chừng 2-2,5cm.

Luật Lê Văn Hòa - một trong 15 luật sư bào chữa cho các bị cáo viết trên trang Facehook cá nhân của ông cho biết, "Biên bản khám nghiệm tử thi mà các luật sư bào chữa tiếp xúc được trước phiên xử cho thấy, hai vết thương phía trước ngực tròn nhỏ, không có xây xát nhưng hai vết thương sau lưng lớn hơn, bờ mép vết thương nham nhở."

Lời khai của bị can Bùi Viết Hiểu khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam rằng cụ Kình bị bắn ngay trước mặt ông Hiểu “người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1m, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi.”

Bà Bùi Thị Nối - người trong ngày đầu tiên đã quỳ vái lạy hồi đồng xét xử khi được đưa lên bục để thẩm tra thủ tục nhân thân, trong ngày thứ hai một lần nữa khiến Hội Đồng Xét Xử phải bối rối.

Rút kinh nghiệm ngày đầu tiên, trong ngày 8/9 chủ tọa phiên tòa khi gọi tên bà đã nói ngay là bà được đứng yên tại chỗ khai báo.

"Tuy nhiên bà vừa nghe tên mình là đã bật dậy chạy lên bục khai báo khiến nữ cảnh sát dẫn giải phải chạy theo giữ tay tạo ra một sự tối loạn nhỏ cho đến khi thêm nhiều cảnh sát chặn lại và đưa bà trở lại chỗ ngồi," miêu tả của luật sư Đặng Đình Mạnh.

"Khi vừa về chỗ, được đưa micro thì bà chụp ngay lấy và đứng lên ghế để nói, các nữ cảnh sát lại phải vất vả kéo tay bà xuống và giữa chặt 02 cánh tay. Bà la lớn “Bỏ tay ra, xích ra, đứng xích ra …”, vung 02 tay yêu cầu họ buông tay bà. Khi đã rảnh tay, không chờ Hội đồng xét xử hỏi, bà tuôn lời chất vấn như liên thanh, đại loại “Tại sao có luật pháp mà không thi hành ? Tại sao không bắt bố Nối (tức cụ Kình) đàng hoàng, mà lại lừa ra đồng đánh gẫy chân bố Nối?"

Và ông luật sư kết luận:

"Trang lưu bút pháp đình sẽ phải nhớ rất lâu câu chuyện hi hữu về một bị cáo đứng trên ghế chất vấn tòa án, lần đầu tiên và chắc cũng sẽ là lần duy nhất. Bà Nối không cao, nhưng khi đứng trên ghế, dõng dạc vung tay chất vấn tòa án, xem ra, nhiều kẻ thường nhìn xuống sẽ khó thấy tầm vóc của bà, nông dân đất Đồng Tâm."

Đến gần giờ trưa ngày thứ hai thì Hội đồng xét xử và Viện kiểm soát đã hỏi xong 29 bị cáo.

Luật sư Hải Quảng, một trong số các luật sư bào chữa thốt lên trên trang Facebook cá nhân của ông "tòa xét hỏi với tốc độ như mạng 6G! Luật sư choáng quá! 2-3 phút một bị cáo cộng cả thời gian di chuyển của họ."

Ông cũng cho biết các luật sư không được đem thiết bị máy tính cá nhân, mỗi Luật sư có 1 máy tính Dell Core i5 để trước mặt do tòa trang bị sẳn nhưng không được mang USB, thẻ nhớ, không có nối mạng internet."

"Máy tính của Tòa dùng bộ Office không có bản quyền mới đau!"  Luật sư Hải Quảng chia sẻ.

Có 33 luật sư bào chữa, trong đó có 18 luật sư do tòa chỉ định và 15 luật sư do thân nhân bị cáo mời đại diện cho bên bị.

Trong số các bị cáo, có 25 người bị truy tố và đưa ra xét xử về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o - BLHS năm 2015, gồm Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.

Các bị cáo còn lại gồm Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị VKS truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a - BLHS năm 2015.

Phiên xử dự kiến sẽ kéo dài trong 10 ngày.

Tin từ Zing News (9/9/2020) cho biết, phía Viện Kiểm Sát đề nghị tòa tuyên tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức.

Lê Đình Doanh bị đề nghị mức án chung thân, Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến mức án 16-18 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển bị đề nghị 14-16 năm tù.

Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 15 tháng tù treo đến 7 năm tù giam về tội Chống người thi hành công vụ.

Phiên xử vẫn còn tiếp tục.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share