Các vụ tự tử của binh sĩ Úc gia tăng sau chiến dịch tại Afghanistan

Tổng trưởng Quốc Phòng Úc Marise Payne và người đồng nhiệm A Phú Hản

Tổng trưởng Quốc Phòng Úc Marise Payne và người đồng nhiệm A Phú Hản Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các con số mới nhất được công bố cho thấy số vụ tự tử của các cựu quân nhân trẻ tại Úc, cao gần gấp đôi so với mức toàn quốc.


Một phúc trình về sự can dự của Úc tại Afghanistan, nêu bật nhu cầu của các cơ quan chính phủ cần phối hợp hoạt động chặt chẻ ngay từ lúc bắt đầu sứ mạng của các quân nhân trong tương lai.

Mạng sống các binh sĩ nam nữ ở tuyến đầu lửa đạn gặp nhiều bất trắc, thế nhưng những gì xảy ra khi họ trở về nhà mới làm thương tổn cho họ nhiều nhất.

Ông David Jamison thuộc Hiệp hội Phúc Lợi của lực lượng Quốc phòng Úc cho biết, mọi người tham dự cuộc chiến  khi trở về là gặp nhiều thay đổi.


"Những gì mọi người thấy và dính líu vào chuyện nầy là không bình thường, không bình thường đối với một con người và họ chứng kiến một số trong những sự kiện tàn ác nhất không tưởng tượng nổi".

Các con số thống kê đầy đủ nhất từ trước đến nay về các vụ tự tử của nhân viên quốc phòng cho thấy, đã có 292 vụ từ năm 2001 cho đến 2014.
Trong số đó, chiếm đa số với 142 người là các cựu quân nhân nam nữ.

"Đó là một con số đáng kể , tôi muốn nói là chúng ta mất nhiều nhân mạng qua vụ tự tử, hơn là con số tổn thất trong suốt cuộc chiến A phú hản, vì vậy mọi người đều bị ảnh hưởng, thế nhưng chỉ có một tỷ lệ đáng kể đã gặp khó khăn khi hội nhập lại xã hội".

Tổng trưởng cựu chiến binh là ông Dan Tehan nói rằng, một vụ tự tử là quá nhiều và chính phủ cam kết sẽ giải quyết vấn đề.

"Đây là việc khởi đầu cuả một kế hoạch dài hạn, để giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về mức độ của những vụ tự tử của những người lính và thông báo các nỗ lực của chúng ta, nhằm bảo đảm cho những người cần được giúp đỡ đều có thể nhận được".

Thế nhưng các con số mới chỉ bao gồm những người gia nhập quân đội sau năm 2001.

Ông David Jamison thuộc Hiệp hội Phúc Lợi của lực lượng Quốc phòng nói rằng, con số thực sự có lẽ còn cao hơn, do nhiều vụ tự tử không được báo cáo.

"Tôi muốn nói mọi người không muốn thừa nhận rằng, một thành viên của gia đình hay một trong những bạn thân đã tự tử, đó không phải là chuyện mà ai cũng muốn nhắc đến, và họ chỉ than khóc cho sự mất mát mà thôi".

"Nếu tham gia vào quân đội, quí vị nên chuẩn bị tốt hơn để tham dự vào một cuộc chơi lâu dài, bởi vì quí vị sẽ không rời khỏi trước khi công việc hoàn tất và đó là bài học mà chúng ta không may, nay học được nữa từ Iraq và Syria". Ông Peter Jennings thuộc Viện Chính sách Chiến Lược Úc châu nói.


Việc tham chiến của Úc tại A phú hản là một trong nghị trình của chính phủ, với Tổng trưởng cựu chiến binh Dan Tehan trình ra một bản phúc trình liên quan đến việc can dự của Úc trong cuộc chiến tại đây.

Phúc trình đưa ra 17 đề nghị, bao gồm các cơ quan chính phủ ngoài bộ Quốc phòng cần tham dự đầy đủ trong các sứ mạng tương lai ngay từ lúc bắt đầu.

Ông Jim Burnes thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Dân sự thuộc quân đội Úc nói rằng, bản phúc trình cho thấy, những gì đã làm và những gì có thể thực hiện tốt hơn trong tương lai.

"Vấn đề nầy vượt xa các cuộc xung đột, nếu quí vị nhìn vào những bài học đã được xác định trong bản phúc trình, có nhiều người sẽ áp dụng vào các sự kiện khác có liên quan đến".

"Dù họ ra đi với công tác trợ giúp nhân đạo, giúp đỡ sau các thiên tai, quí vị nhìn vào những kinh nghiệm vừa qua với trận bão Winston và Pam".

"Tôi nghĩ có nhiều bài học quí vị nhận thấy trong bản phúc trình và những hiểu biết qua việc đáp ứng của nước Úc, trong những trường hợp như vậy". Ông Jim Burnes thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Dân sự thuộc quân đội Úc nói.

Được biết nước Úc đã can dự vào chiến trường A phú hản hơn một thập niên.

Có 41 quân nhân Úc tử trận và hơn 260 người bị thương và tổng chi phí lên đến hơn 7 tỷ rưỡi đô la.

Ông Peter Jennings thuộc Viện Chính sách Chiến Lược Úc châu nói rằng, bài học then chốt không phải là mong đợi các giải pháp ngắn hạn, thế nhưng nên chuẩn bị lâu dài cho đến khi cuộc chiến kết thúc.

"Nếu tham gia vào quân đội, quí vị nên chuẩn bị tốt hơn để tham dự vào một cuộc chơi lâu dài, bởi vì quí vị sẽ không rời khỏi trước khi công việc hoàn tất và đó là bài học mà chúng ta không may, nay học được nữa từ Iraq và Syria"




Share