COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến Thế vận hội Olympics Tokyo?

People protesting in front of the State Guest House in Tokyo against the Tokyo Olympics

People protesting in front of the State Guest House in Tokyo against the Tokyo Olympics Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những nhà tổ chức Olympic hy vọng trì hoãn 1 năm Thế vận hội Tokyo 2020 có thể giúp Nhật Bản và thế giới đủ thời gian để vượt qua đại dịch coronavirus. Thế nhưng chỉ còn vài ngày nữa là đến sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh nhưng lần này đã bị thu nhỏ đáng kể, khán đài tại các sân vận động, hồ bơi và vòng đua xe đạp đều trống rỗng và im lặng.


Hàng chục người biểu tình giơ cao khẩu hiệu và biểu ngữ đổ ra đường phố tại Tokyo.

Đây không hề là những cảnh mà người ta mong đợi tại thành phố sẽ đăng cai Olympics, chỉ vài ngày trước lễ khai mạc.

Người biểu tình này sau đó đã bị cảnh sát Nhật Bản mang đi nhanh chóng.

Tôi muốn họ hủy bỏ Thế vận hội Tokyo ngay lập tức. Thế vận hội Olympic gây tổn hại và tạo gánh nặng cho các quốc gia đăng cai.

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy đến 80% người Nhật không muốn Thế vận hội diễn ra ngay lúc này.

Một thỉnh nguyện thư đòi hủy bỏ cái gọi là ‘Buổi biểu diễn tuyệt vời nhất trên Trái đất’ đã thu hút hơn 450.000 chữ ký.

Tokyo, và một vài thành phố khác của Nhật Bản, một lần nữa ở trong tình trạng khẩn cấp, với số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng vọt.

Lần đầu tiên trong lịch sử, khán giả bị cấm tham dự Olympics khiến các địa điểm tổ chức đều trống rỗng.

Đại dịch đang đe dọa tinh thần thể thao Olympics.

Các nhà tổ chức đã xác nhận một vài ca nhiễm COVID ngay trong Làng thể thao Olympics, càng làm tăng thêm những lo ngại mới về sự an toàn của Thế vận hội.

Trưởng ban Olympic Thế giới Thomas Bach đã cố gắng trấn an:

Chúng tôi nhận thức rất rõ là vài người Nhật thể hiện sự hoài nghi về tính an toàn của Olympics. Không phải nói nữa, những người liên quan đã bị cô lập ngay tức khắc và như vậy, họ không thể gây ra bất kỳ rủi ro nào cho những vận động viên khác hoặc cho người dân Nhật Bản.

Việc ban lãnh đạo vẫn thúc đẩy để tổ chức Olympics giữa lúc ngày càng nhiều người không tán thành đã khiến nổ ra tranh cãi.

Các chuyên gia y tế xác định bốn vấn đề riêng biệt mà họ đang rất lo ngại:

Một là các du khách tham dự Olympic có thể lây truyền COVID-19, hai là thế vận hội khiến sự đi lại trong công chúng Nhật Bản tăng lên, thứ ba là sự căng thẳng về nguồn lực y tế và thứ tư là mối đe dọa từ các biến thể COVID mới xâm nhập vào nước Nhật.

Tuy nhiên theo bác sĩ Naoto Ueyama, Chủ tịch Hiệp hội các Bác sĩ Nhật Bản, vẫn còn một khả năng nghiệt ngã khác.

thể xuất hiện tình trạng được gọi là ​​'sự quá tải Olympic Tokyo' của coronavirus, và đó sẽ là một thảm kịch lớn cũng như trở thành mục tiêu chỉ trích trong 100 năm tới. Việc tổ chức Thế vận hội trong tình hình hiện tại là sự vô trách nhiệm đối với các vận động viên và cũng là mối đe dọa lớn đối với người dân Nhật Bản.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mô phỏng của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tokyo lại cho thấy một câu chuyện khác.

Mô hình hóa được thực hiện bởi Daisuke Fujii và Taisuke Nakata cho thấy đường đi dự kiến ​​của những ca nhiễm mới tại Tokyo.

Dữ liệu cho thấy rằng chính việc tổ chức Thế vận hội sẽ hạn chế được sự bùng phát COVID của thành phố.

Theo nghiên cứu, điều tạo ra sự khác biệt chính là việc đi lại của dân chúng tăng lên.

Và đây mới chính là mối lo ngại lớn nhất, theo ông Nakata, đồng tác giả nghiên cứu.

14 triệu người Tokyo đang đi lại xung quanh thành phố mỗi ngày. Vì vậy, tình trạng khẩn cấp tại Nhật Bản không giống như sự phong toả nghiêm ngặt mà bạn thấy ở các nước khác; nhà hàng vẫn mở cửa, quán bar vẫn mở cửa đến 8 giờ tối, và trường học vẫn mở cửa.

Trong khi đó, các nhà tổ chức Olympics đang nỗ lực hết sức nhằm ngăn chặn một sự kiện siêu lây lan.

Các vận động viên tham dự phải đối mặt với những hạn chế chưa từng có:

Các đội tuyển sẽ được giữ trong vòng tròn đi lại được kiểm soát chặt chẽ, việc di chuyển của họ bị hạn chế cả ở bên trong và bên ngoài các địa điểm thi đấu.

Họ bắt buộc phải đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi chỉ trừ khi thi đấu.

Họ phải làm xét nghiệm COVID-19 hàng ngày.

Và tất nhiên là giữ khoảng cách trong giao tiếp nữa, không thể ôm nhau, bắt tay hay tán thưởng.

 Tuy nhiên Nhật Bản có tỷ lệ tiêm chủng thấp, và những biện pháp này có thể không đủ hiệu lực ngăn chặn một 'ngòi nổ đại dịch' như một số nhà chỉ trích lên tiếng.

Mỗi ngày, có hàng chục ngàn thiện nguyện viên và nhân viên đến và rời đi khỏi làng vận động viên Olympics, họ là những người có khả năng làm nổ quả bong bóng Olympic nhất.

Để biết các biện pháp hỗ trợ và sức khỏe hiện đang được áp dụng nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin quý vị vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus

Share