Hiệp ước khí hậu được ký kết tại New York

Tài tử Leonardo DiCaprio

Tài tử Leonardo DiCaprio Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Có hơn 170 quốc gia trong đó có nước Úc, đã ký vào hiệp ước Paris về thay đổi khí hậu, tại trụ sở của Liên hiệp quốc ở Nữu Ước.


Việc nầy đánh dấu sự cam kết của các nước đối với hiệp ước có tính cách lịch sử, đó là thực hiện việc ngăn chận nhiệt độ toàn cầu gia tăng.

Liên hiệp quốc ca ngợi giờ phút được xem là kỷ lục, khi 175 quốc gia tham dự việc ký kết một hiệp ước quốc tế, chỉ trong một ngày duy nhất.

Hiệp ước đề ra mục tiêu, giới hạn sự nóng ấm toàn cầu đến 2 độ bách phân, trên mức độ của thời kỳ tiền kỷ nghệ.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban ki Moon nói rằng, thế giới hiện chạy đua với thời gian.

"Cánh cửa đã mở ra nhằm kềm hãm nhiệt độ toàn cầu thế giới tăng dưới 2 độ bách phân, chẳng hạn như 1 độ rưỡi, hiện nhanh chóng tiến đến gần hơn".

"Kỷ nguyên tiêu thụ bất cần hậu quả đã qua rồi, chúng ta hãy biến những khát vọng của hiệp ước Paris thành hành động".

"Như quí vị biết, do chính hành động ký kết hôm nay, sức mạnh để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, hiện nằm trong tay quí vị".

Việc ký kết diễn ra, 4 tháng sau khi thỏa ước khó khăn mới đạt được tại Paris và đánh dấu bước đầu tiên, tiến đến việc ràng buộc các quốc gia, với lời hứa hẹn sẽ cắt giảm lượng thải khí nhà kính.

Tuy nhiên hiệp ước chỉ có hiệu lực, một khi có được 55 quốc gia chịu trách nhiệm về 55 phần trăm khí thải nhà kính, phê chuẩn hiệp ước nầy.

Thế nhưng Tổng Thống Pháp, ông Francois Hollande cho rằng, bước tiến mới nhất là hết sức vĩ đại.

"Chúng ta có mặt tại đây với sự hiện diện lịch sử của các quốc gia, khi Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã tuyên bố trong diễn văn khai mạc, là chưa bao giờ trong lịch sử của Liên hiệp quốc có thể qui tụ 170 nước, cùng nhau ký vào hiệp ước chỉ trong một ngày".

"Vì vậy việc nầy còn hơn là một cam kết, mà nay trở thành một bản văn trong các chương của luật quốc tế, từ nay sẽ không còn có việc quay lui trở lại và việc nầy cho thấy sự tiến bộ lớn lao".

Còn nước Úc cho biết, sẽ phê chuẩn hiệp ước nói trên vào cuối năm nay.

"Thưa quí vị, hãy nhìn vào các phái đoàn quanh đây, đó là lúc để hỏi lẫn nhau, 'Quí vị sẽ đứng vào phía nào, trong lịch sử". Ttài tử điện ảnh Leonardo di Caprio trong vai trò là Sứ giả Hoà bình.


Tổng trưởng Môi sinh, ông Greg Hunt cho đài ABC biết rằng, có sự hỗ trợ lớn lao về những gì nước Úc đang làm, trong việc cắt giảm kkhí thải nhà kính.

"Dẫn đầu thế giới qua hiệp định thư Montreal, giúp giảm bớt 90 tỷ tấn khí thải, dẫn đầu thế giới về hiệp ước tái tạo các khu rừng nhiệt đới trên thế giới và việc cộng tác về việc bảo vệ các rừng ngập mặn, vì vậy trong ba lãnh vực nói trên, chúng tôi có mặt ở tuyến đầu thế giới và tại nước Úc, sự kiện chúng tôi phê chuẩn hiệp định thư Kyoto trong năm nay và phê chuẩn hiệp ước Paris cũng trong năm nay".   

Trung quốc là một trong những nước thải khí nhiều nhất trên thế giới, cũng hứa hẹn sẽ phê chuẩn hiệp ước Paris, nhằm làm chậm đi hiện tượng khí hậu thay đổi vào tháng 9.

Canada và Hoa kỳ cũng hứa hẹn, sẽ ủng hộ hiệp ước.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, trong những tháng kể từ sau cuộc họp tại Paris, chính phủ của ông đã đề ra một kế hoạch, nhằm đáp ứng hay vượt qua các mục tiêu thải khí và kích thích việc tăng trưởng kinh tế.

"Để khuyến khích các hành động nhằm giảm bớt khí thải nhà kính, chúng tôi hiện đầu tư hàng tỷ đô la trong quỹ kinh tế ít khí thải".

"Để đạt đến kỷ thuật sạch trên thị trường nhanh chóng hơn, chúng tôi hiện đầu tư lập tức, để hỗ trợ cho công cuộc nghiên cứu và phát triển kỷ thuật sạch".               

Còn Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry nói rằng, Hoa kỳ trông đợi việc chính thức gia nhập hiệp ước nầy, trong năm nay.

Ông hiện thúc giục các nước khác trên thế giới, hãy tiến bước.

"Sức mạnh của hiệp ước nầy, là cơ hội mà nó hình thành, sức mạnh đó là thông điệp gởi đến các thị trường, và đó là một tín hiệu không thể lầm lẫn là các phát minh, hoạt động của doanh nghiệp, sự di chuyển tư bản, quyết định của các chính phủ, tất cả những điều nầy mà chúng tôi biết rõ ràng, là sẽ định hình cho một tương lai mới về năng lượng".

"Một tương lai đã được xác định, thế nhưng chưa được khám phá".                        

Trong khi đó, tài tử điện ảnh Leonardo di Caprio trong vai trò là Sứ giả Hoà bình, đã đọc bài diễn văn trước các lãnh tụ thế giới.

Tài tử hạng A của Hollywood kêu gọi, các quốc gia hãy cam kết cho một sự thay đổi thực sự.

"Chúng ta có thể chúc mừng lẫn nhau vào hôm nay, thế nhưng điều đó sẽ không có ý nghĩa gì nếu quí vị trở về nước mình và không đẩy mạnh các hứa hẹn của hiệp ước lịch sử nầy".

"Nay là thời điểm cho các hành động cương quyết chưa từng có".

"Thưa quí vị, hãy nhìn vào các phái đoàn quanh đây, đó là lúc để hỏi lẫn nhau, 'Quí vị sẽ đứng vào phía nào, trong lịch sử".

Liên hiệp quốc cho biết, ngay cả khi hiệp ước được thi hành đầy đủ, các cắt giảm hứa hẹn về khí thải nhà kính, cũng không đủ để giới hạn sự nóng ấm, đến mức tối đa được thỏa thuận.

Ba tháng đầu năm 2016 ,đã phá vỡ các kỷ lục về nhiệt độ và năm 2015 là năm nóng nhất ,kể từ khi các kỷ lục được thiết lập hồi thế kỷ 19, với các đợt hơi nóng, nạn hạn hán và mực nước biển dâng cao.




Share