Chứng rối loạn ăn uống: những câu chuyện trong cộng đồng Thổ dân

Eating disorders are mental illnesses accompanied by physical consequences and behavioural issues including mood swings, unpredictability, and aggression.

Eating disorders are mental illnesses accompanied by physical consequences and behavioural issues including mood swings, unpredictability, and aggression. Source: Getty Images/Westend61

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chứng rối loạn ăn uống có thể rất khó chẩn đoán và kiểm soát với người Úc nói chung, tuy nhiên những thách thức này càng trở nên khó khăn hơn khi thiếu một nhận thức văn hóa và còn gặp rào cản ngôn ngữ. Đối với nhiều người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres, việc tiếp cận các chương trình hỗ trợ sức khỏe tâm thần phù hợp với văn hóa của họ vẫn còn hạn chế.


Cô Kira bị một cú shock chưa từng có trong đời khi đến gặp bác sĩ gia đình cùng với cô con gái mới lớn, đó là một bước ngoặt bất ngờ của cuộc thăm viếng.

Con gái của cô bị phát hiện có nguy cơ bị bệnh tim và phải nhanh chóng đi đến bệnh viện.

Chúng tôi đưa cháu đến gặp người bác sĩ gia đình. Người bác sĩ đó còn cho rằng cái máy đo huyết áp đã gặp vấn đề. Cô ta kiểm tra lại huyết áp một lần nữa. Sau đó cô ấy nói: “ồ, cái này không phải do bị hỏng. Hãy đưa cô bé đến bệnh viện ngay bây giờ”. Và bác sĩ đã viết thư để chúng tôi đi thẳng đến bệnh viện.

Cô đưa con gái mình đến một trung tâm y tế sau đó cô bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Perth, và ở đó cô bé phải nhập viện trong hai tuần.

Sau vài tháng cũng như nhiều lần đến bệnh viện khám, cô bé bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống.

Con bé ở trong đó trong hai tuần nhưng sau đó họ để cháu trở về nhà, trong khi tôi chờ đợi lịch khám bệnh cho con. Bệnh viện đã không chẩn đoán cho con bé trong suốt ít nhất sáu tháng.

Cô Kira là một phụ nữ Whadjuk, cô phải lái xe 90 phút từ nhà để đi đến bệnh viện.

Những thách thức mà cô phải đối mặt khi tìm kiếm sự giúp đỡ cho đứa con gái của mình cũng tương tự như những thách thức mà nhiều người Úc sống tại các miền quê xa xôi đang phải đối mặt.

Giám đốc về lâm sàng tại học viện Butterfly, Ranjani Utpala, nói không có đủ sự hỗ trợ sức khỏe tâm thần trong các cộng đồng miền quê xa xôi.

Nhìn chung, về việc điều trị và chăm sóc sức khỏe, chúng tôi biết rằng thành phố lớn thì có nhiều cơ sở hơn, nhưng chúng tôi cũng biết rằng phần lớn đất nước của chúng ta là miền quê, là các vùng sâu vùng xa. Ở đó các dịch vụ này thực sự khan hiếm, và còn không có đủ các dịch vụ điều trị. Mọi người phải đi rất xa để được điều trị. Mọi người phải trả một số tiền khá lớn để được điều trị chứng rối loạn ăn uống.

Rối loạn ăn uống có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số tất cả các chứng bệnh về rối loạn tâm thần.

Bà Louise Dougherty là Trưởng nhóm Chiến lược và Chính sách tại Tổ chức Hợp tác Quốc gia về Rối loạn Ăn uống, gọi tắt là NEDC.

Bà nói có rất ít nghiên cứu về chứng rối loạn ăn uống trong các cộng đồng Thổ dân.

Có sự thiếu sót trong những nghiên cứu về chứng rối loạn ăn uống ở người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres, nhưng gần đây đã có một vài nghiên cứu thực sự tuyệt vời, chúng xem xét sự phổ biến của chứng rối loạn ăn uống ở người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres, và phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc chứng này ở những người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres ngang bằng hoặc cao hơn những người Úc không phải dân bản địa.

Bà Utpala chia sẻ những phát hiện tương tự.

Chúng tôi biết rằng khoảng 1 trên 10 người Úc bị mắc chứng rối loạn ăn uống trong đời họ. trong đó bao gồm những người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres cũng như những người từ các cộng đồng đa văn hóa. Khoảng 30% thanh niên bao gồm người thổ dân và cư dân eo biểnTorres rất quan tâm đến ngoại hình của mình.

Bất chấp những đặc điểm dễ bị tổn thương, người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres còn phải đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ điều trị.

Nói về người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres, chúng tôi biết rằng việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp có thể rất khó khăn. Chúng tôi vẫn không thực sự biết đầy đủ từ những nghiên cứu cụ thể về chứng rối loạn ăn uống, nhưng nếu chúng ta phải ngoại suy từ các kết quả chăm sóc sức khỏe khác, thì tôi nghĩ rằng họ gặp thách thức trong việc tiếp cận rộng rãi các dịch vụ điều trị chứng rối loạn ăn uống. Nói chung, chúng ta đã không làm đủ để cung cấp sự hỗ trợ cho các cộng đồng xa xôi cụ thể là những người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres.

Ngoài ra các phương pháp điều trị có sẵn không phải lúc nào cũng phù hợp với văn hóa.

Đây là những gì cô Kira đã trải qua.

Ở những miền quê xa xôi như chúng tôi, lĩnh vực tâm lý học và tâm thần học đã không nhận thức được văn hóa địa phương. Có một điều gì đó có thể liên quan đến ngôn ngữ, khiến họ không hiểu biết văn hóa của chúng tôi, các nhà tâm lý học không có chung một tiếng nói với người thổ dân.

Học Viện Black Dog là một viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần độc lập.

Bà Leilani Darwin, Giám đốc Chiến lược về Thổ dân và Cư dân eo biển Torres, nói việc thiếu nhận thức về văn hóa và thiếu sự tham gia với các cộng đồng vùng sâu vùng xa, đã tạo ra sự thâm hụt lòng tin, và làm cho người ta không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ.

Chúng tôi không có nguồn lao động khổng lồ và chúng tôi cũng không có các bác sĩ lâm sàng được đào tạo về mặt văn hoá, để có thể làm việc trực tiếp với những người Thổ dân và Cư dân eo biển Torre. Những điểm kết nối và xây dựng mối quan hệ thực sự quan trọng đối với Thổ dân, gíup họ có thể đi đến gặp chúng tôi trực tiếp, hoặc liên hệ ngay tại chỗ. Và, do đó, chúng tôi bị ngắt kết nối cũng như gặp thách thức. Từ đó khiến họ thiếu sự tham gia hoặc không sẵn sàng để tham gia với các dịch vụ hoặc chương trình về sức khỏe tâm thần, vì họ nghĩ nó không phù hợp hoặc họ đã đến sai chỗ.

Bà nói các cộng đồng khác nhau có những nhu cầu khác nhau nhưng nhu cầu đó thường bị bỏ qua.

Tùy thuộc vào bạn ở chỗ nào và trong một cộng đồng nào, thì giới tính có thể đóng một vai trò quan trọng khác nhau. Cho đến nay người ta vẫn còn bị giới hạn về việc ai có thể nói chuyện tâm lý với ai, hoặc có những người họ không thể nói chuyện cùng được. Thực tế này không phải lúc nào cũng được xem xét khi thực hiện các dịch vụ và chương trình trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

Bà Dougherty, đến từ NEDC, nói các nhà nghiên cứu làm việc trong lịnh vực này đã kêu gọi cần có nhiều nghiên cứu them, dựa trên nhiều bằng chứng hơn nữa, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp và có mục đích.

Điều họ thực sự chỉ ra trong nghiên cứu đó là sự cần thiết phải nghiên cứu them nữa, bởi vì đây là một lĩnh vực chưa được nghiên cứu, cũng như chưa ai nghiên cứu để phát triển các công cụ đánh giá phù hợp về mặt văn hóa, cũng như các phương pháp điều trị cho người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres với chứng rối loạn ăn uống. Vì vậy, hãy bảo đảm rằng các dịch vụ tại chỗ đáp ứng và phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Bà Darwin nói điều quan trọng là phải truyền bá một nhận thức về chứng rối loạn ăn uống trong các cộng đồng Thổ dân.

Tôi biết một thực tế là nếu bạn đi đến một vài khu vực và nói, “này, chúng tôi đang ở đây, và muốn nói chuyện với bạn về chứng rối loạn ăn uống”. Thì bạn sẽ thấy rất nhiều người tham gia hỏi rằng, “cái đó có nghĩa là gì?”. Vì vậy, tôi nghĩ có một số điều ở đây chúng ta có thể làm ở cấp quốc gia và thậm chí ở cấp địa phương, đó là thực hiện một số việc giáo dục về sức khỏe. Hãy thông báo cho cộng đồng của chúng ta biết về chứng rối loạn ăn uống là gì và nó trông như thế nào, bởi vì tôi không nghĩ rằng nhiều người sẽ biết liệu họ có mắc chứng rối loạn ăn uống hay không.

Chính phủ Úc mới đây đã công bố Chiến lược Nghiên cứu và Dịch thuật về Rối loạn Ăn uống của Úc kéo dài trong 10 năm.

Học Viện InsideOut có trụ sở đặt tại Sydney đang dẫn đầu một chương trình phát triển một trung tâm nghiên cứu về chứng rối loạn ăn uống quốc gia để thực hiện chiến lược này.

Học viện Black Dog cũng là một trong những đối tác.

Bà Darwin nói để chiến lược này thành công, điều cần thiết là phải tham gia với những người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres và tìm hiểu nhu cầu cụ thể của họ.

Hãy tận dụng cơ hội để lắng nghe ý kiến ​​của họ và hiểu rằng các chiến lược mà chúng ta thực hiện có thể nhạy cảm về mặt văn hóa và thông tin. Việc nghiên cứu và chuyển ngữ chúng sẽ trở thành các hoạt động dài hạn, và sự tham gia của Thổ dân sẽ góp phần quan trọng. Đây không phải là một cái gì đó đã được thực hiện rộng rãi. Những gì chúng ta có cơ hội để làm bây giờ đó là phải tích cực tham gia với cộng đồng, hiểu những khái niệm của họ là gì, khái niệm đó chuyển thành sức khỏe tâm thần và sự hạnh phúc của họ như thế nào, và đâu là các giải pháp.

Bà Utpala đồng ý.

Những gì chúng ta cần làm thực sự là phải tập trung nhiều hơn vào những cộng đồng này, hiểu nhu cầu của họ nhiều hơn, hiểu được họ có khả năng hồi đáp với loại loại sức khỏe và hỗ trợ nào, đồng thời thực sự điều chỉnh việc điều trị, cũng như điều trị nhắm theo mục tiêu để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

Nghiên cứu và các giải pháp tiếp theo là một phần của kế hoạch dài hạn, tuy nhiên vẫn cần sự cung cấp hỗ trợ ngay lập tức.

Cô Kira đã tự mình đóng góp một vài giải pháp.

Cô theo học tại trường Cao đẳng Phục hồi và hiện nay đang lan tỏa một nhận thức trong cộng đồng Thổ dân về chứng rối loạn ăn uống.

Tôi muốn truyền bá nhận thức này cho toàn cộng đồng để  không ai phải trải qua những gì tôi đã trải qua. Tôi muốn truyền bá nó đến cộng đồng Thổ dân của tôi và còn với cả thế giới. Tôi đi nói chuyện khắp nơi. Tôi không phải là một bác sĩ lâm sàng, nhưng tôi là một người mẹ đã trải qua kinh nghiệm sống khi có con mắc chứng rối loạn ăn uống. Tôi không có câu trả lời, nhưng tôi có một số kinh nghiệm có thể chia sẻ với bạn.

Và cô đã không đơn độc.

Con gái cô hiện nay cũng tham gia cùng cô, khi cháu trở nên khoẻ hơn.

Bây giờ cô bé rất cởi mở nói về chứng rối loạn ăn uống của mình. Cô bé đang làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng, và cháu thực sự đang suy nghĩ về việc quay trở lại thực hiện công việc điều dưỡng tại khu điều dưỡng về rối loạn ăn uống với những đứa trẻ ở đó.

 

Quý thính giả đang tìm kiếm thông tin và sự hỗ trợ về chứng rối loạn ăn uống và các vấn đề về hình ảnh cơ thể, có thể liên hệ với:

Quỹ Butterfly tại số 1800 334 673 hoặc tại trang mạng ,

Tổ chức Hợp tác về Rối loạn Ăn uống Quốc gia tại trang mạng nedc.com.au

NACCHO Tổ chức Y tế được Kiểm soát bởi Cộng đồng Thổ dân Quốc gia

Share