Chờ đợi visa quá lâu có thể khiến người tị nạn bị bệnh tâm thần

George Najarian

George Najarian Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng những người tị nạn và người tầm trú với chiếu khán tạm thời có các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm sau chấn thương cao hơn đáng kể so với những người có các loại visa lâu dài. Các tác giả của của bản nghiên cứu cho biết việc sống trong tình trạng vô định kéo dài khiến những người tị nạn gặp phải những kết quả sức khỏe tâm thần tiêu cực này.


Phó giáo sư của Đại học Sydney, bà Angela Nickerson và nhóm nghiên cứu của bà đã khảo sát hơn 1.000 người tị nạn ở Úc trong ba năm.

Những gì toán nghiên cứu phát hiện ra là những người tị nạn giữ visa tạm thời có nguy cơ bị trầm cảm, mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và có khả năng tự tử cao hơn gấp đôi so với những người có các loại visa khác an toàn hơn.

Giáo sư Nickerson cho biết cho đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin về ảnh hưởng đến tâm lý sau khi một người nào đó trải qua  khoảng thời gian vô định kéo dài.

"Chúng tôi thực sự quan tâm đến việc  tìm hiểu tác động của những loại visa tạm thời đối với sức khỏe tâm thần. Điều chúng tôi nhận thấy là những người tị nạn có thị thực tạm thời thường có nhiều nguy cơ bị chẩn đoán rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc trầm cảm  hơn những người có các loại thị thực bảo đảm hơn."

George Najarian hiểu cảm giác như thế nào khi có một tương lai không chắc chắn.

Anh trốn thoát khỏi Syria vào năm 2015 sau khi trường học của chị gái bị đánh bom.

Gia đình anh đã đến Lebanon, họ đã dành hai năm ở đây để chờ visa Nhân đạo đến Úc.

Anh Najarian nói rằng anh đã chờ đợi nhiều năm trong tình trạng lấp lửng.
Chúng tôi đã thoát khỏi cuộc chiến, chúng tôi đã trốn thoát Syria nhưng bây giờ chúng tôi đang ở trong một tình huống khác và đối mặt với một cuộc chiến tâm lý.
"Mỗi ngày chúng tôi đều đang vật lộn, không biết tương lai của mình. Tình huống này khiến chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai, cảm giác này như đang giết chết tôi từng ngày. Chúng tôi đã thoát khỏi cuộc chiến, chúng tôi đã trốn thoát Syria nhưng bây giờ chúng tôi đang ở trong một tình huống khác và đối mặt với một cuộc chiến tâm lý khác bên trong."

Đại diệnTổ chức Ân xá Quốc tế Graham Thom nói rằng không chỉ những người có thị thực không chắc chắn đang chờ đợi trong tình trạng lấp lửng.

Ông Thom nói rằng những người xin tị nạn đang bị giam giữ ở nước ngoài cũng vô cùng đau khổ và ông đang kêu gọi hành động.

"Vấn đề là quá trình này có thể mất từ ​​một năm đến mười tám tháng. Họ không có nhiều thời gian như vậy. Điều này đã phá vỡ cuộc đời của họ như chúng ta đã thấy. Chúng ta cần một giải pháp nào đó khẩn cấp hơn nhiều."

Giáo sư Nickerson nói rằng nghiên cứu mới cho thấy cần phải thực hiện nhiều hơn để giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng tị nạn.

"Mức độ phổ biến về các vấn đề sức khỏe tâm thần mà chúng ta thấy ở những người tị nạn có visa tạm thời có nghĩa là họ cần được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Việc này có thể giúp họ vượt qua những ảnh hưởng của các trải nghiệm đau thương và thích nghi với cuộc sống ở Úc."

Tuy nhiên giáo sư Nickerson nói rằng có một số phát hiện tích cực trong nghiên cứu.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tị nạn có visa không chắc chắn tham gia làm việc tình nguyện trong cộng đồng địa phương của họ hơn những người có thường trú nhân.

Giáo sư Nickerson nói rằng việc kết nối với cộng đồng theo cách này thực sự cải thiện sức khỏe tâm thần.

"Những gì chúng tôi phát hiện là đối với những người tị nạn có tình trạng visa không an toàn, thường có kết nối xã hội lớn hơn, điều này cải thiện các vấn đề sức khỏe tâm thần của họ. Đây thực sự là cách tiếp cận và kết nối để giúp họ phát triển và đóng góp cho cộng đồng của chúng ta."

Anh Najarian và gia đình ông hiện có thường trú nhân tại Úc và đối với anh, chính sự kết nối với cộng đồng đã giúp anh vượt qua những năm tháng chờ đợi xin visa.

“Ở một đất nước mà tôi không biết ai, điều duy nhất tôi có là gia đình. Ít nhất tôi có thể nhận được sự hỗ trợ về thể chất và tâm lý từ gia đình. Hãy tin tôi, tình yêu và niềm tin hai điều quan trọng nhất, có thể giúp chúng ta sống sót qua thời điểm tồi tệ nhất của cuộc đời."


Share