Trung Quốc chính thức khiếu nại về lời chỉ trích của một Thượng nghị sĩ đảng Tự Do

Foreign Minister Julie Bishop

Foreign Minister Julie Bishop Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết bà không hậu thuẩn cho lời bình luận của Tổng trưởng Phát triển Quan hệ Quốc tế của Úc là bà Concetta Fierravanti-Wells về kế hoạch viện trợ của Trung quốc cho các nước thuộc đảo quốc Thái bình Dương.


Trung quốc đã chính thức khiếu nại về mặt ngoại giao về những nhận xét nói trên.

Bắc kinh bênh vực cho chương trình nói trên và cho biết họ tôn trọng ý nguyện của các chính phủ thuộc các quốc gia hải đảo cùng nhu cầu phát triển của người dân tại các nước nầy.

Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop hiện tìm cách hóa giải những tranh luận mới nhất, giữa Úc và Trung quốc.

Được hỏi bà có bằng lòng với những những lời bình luận của Thượng nghị sĩ Concetta Fierravanti-Wells, bà Bishop đưa ra một thông cáo trong đó tránh việc hậu thuẩn cho lời bình luận của bà Thượng nghị sĩ.

"Nước Úc cộng tác trong một loạt các chương trình phát triển với các nước trong đó có Trung quốc, trong việc theo đuổi mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong khu vực của chúng ta và trên toàn cầu nữa".

Lời tuyên bố của bà Bishop lập lại rằng, nước Úc không ủng hộ các dự án chỉ gây gánh nặng nợ nần cho các nước đang phát triển, thế nhưng bà tránh cáo buộc Trung quốc trong vụ nầy.

"Chính phủ Úc hoan nghênh việc đầu tư tại các nước đang phát triển trong vùng biển Thái bình Dương, vốn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế bền vững và không gây ra gánh nặng nợ nần cho các chính phủ trong vùng".

Được biết những nhận xét của vị Thượng nghị sĩ thuộc hàng ghế sau trong chính phủ liên bang là bà Concetta Fierravanti-Wells, được đăng tải trên nhật báo The Australian, trong đó chỉ trích việc Trung quốc giúp đỡ các nước thuộc đảo quốc Thái bình Dương, khi bà nầy cho rằng việc nầy mang lại kết quả, là "xây dựng các toà nhà chẳng ích lợi chi" và "những con đường không dẫn đến đâu cả".

Bà cũng nêu các quan ngại, liên quan đến tính chất bền vững của các khoản cho vay của Trung quốc, với các đảo quốc nói trên.

Các viên chức chính phủ Trung quốc tranh luận rằng, chính sách nầy hiện được thi hành theo nhu cầu của các chính phủ địa phương, muốn cải thiện cuộc sống của người dân ở nước họ.

Tuyên bố với đài ABC của Úc, Thượng nghị sĩ Fierravanti-Wells bênh vực cho những lời bình luận của bà.

"Luận điểm tôi nêu lên rất đơn giản là: gánh nặng nợ nần có thể khiến ảnh hưởng đến tài nguyên khan hiếm của các nước nầy, vốn phải đáp ứng các nhu cầu cấp thiết hơn như y tế và giáo dục".

Bà nói rằng, trong khi nước Úc mong muốn tiếp tục giao thương với Trung quốc, thì Úc cũng muốn tránh dính líu vào những dự án có thể chỉ mang lợi lộc rất ít cho các cộng đồng địa phương.

"Chúng tôi cộng tác với Trung quốc và khuyến khích nước nầy hãy dùng những viện trợ phát triển trong một cách thức hữu hiệu hơn".

"Nói khác chúng tôi không muốn xây dựng những không gì hữu ích và chẳng muốn xây dựng đường xá mà chẳng đi đến đâu cả".

"Họ mong muốn các hạ tầng cơ sở mà quí vị xây dựng là thực sự hữu hiệu và mang lại các lợi lộc về kinh tế hay ích lợi về mặt y tế hoặc giáo dục cho người dân trong vùng", Fierravanti-Wells.

Được biết, Trung quốc đã chính thức khiếu nại với nước Úc về vấn đề nói trên.
"Không phải mọi kế hoạch của chúng ta đều có vấn đề, vì vậy chúng ta phải cẩn thận nếu dấn thân vào các cuộc thảo luận công khai, do mọi chuyện đều khác nhau cũng như một số yếu kém trong chương trình viện trợ của chúng ta sẽ lộ diện và bị chỉ trích", Stephen Howes.
Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung quốc Lục Khảng nói rằng, những lời bình luận của vị Thượng nghị sĩ là vô trách nhiệm và có nhiều định kiến.

"Sự kiện cho thấy những giúp đỡ của Trung quốc đã góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội cho các quốc gia nầy và những lợi lộc cho người dân địa phương, những viện trợ nầy được các chính phủ và người dân rất mực hoan nghênh".

"Chúng tôi hy vọng rằng một số người dân Úc nên xét lại chính mình, thay vì chỉ tay năm ngón và đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm đối với những quốc gia khác", Lục Khảng.

Thông tấn xã chính thức Trung quốc là Tân hoa Xã, cũng tấn công Thượng nghị sĩ Fierravanti-Wells về những lời bình luận của bà.

Tân hoa Xã nói rằng nước Úc không ở trong một vị thế nào để chỉ trích các viện trợ của Trung quốc, đặc biệt là nước Úc đã cắt giảm các khoản ngoại viện trong ngân sách mới đây.

Trong khi đó, dân biểu hàng ghế trước của Lao động là ông Chris Bowen cáo buộc chính phủ là gây nguy cơ cho mối quan hệ của Úc với quốc gia có mức mậu dịch hai chiều lớn nhất.

"Loại tuyên bố lớn lối về mặt ngoại giao nầy, hiện thấy được từ chính phủ liên bang và các Tổng Bộ trưởng, khi than phiền rằng Trung quốc chi tiêu quá nhiều về ngoại viện cho các nước ở Thái bình Dương, là việc đặc biệt xúc phạm khi chính phủ nầy đã cắt giảm đến 11 tỷ đô la ngoại viện".

Giáo sư Stephen Howes là giám đốc Trung tâm Phát triển Chính sách tại Đại học Quốc gia Úc châu.

Ông cho rằng, nước Úc chi ra gấp 5 lần với các khoản viện trợ giống như Trung quốc trong vùng và cũng như nước Úc, các khoản viện trợ của Trung quốc cũng có những kết quả lẫn lộn.

"Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu về hiệu quả về ngoại viện Trung quốc và cũng tiến hành các khảo sát tại 4 quốc gia".

"Chúng tôi tìm thấy rằng có những khác biệt trong mỗi dự án và tùy từng mỗi quốc gia".

"Vì vậy tại Samoa và Cook Islands, viện trợ Trung quốc đã tỏ ra hết sức tốt đẹp, trong khi ở các nước khác như Vanuatu và Tonga thì có nhiều vấn đề".

"Điều quan trọng là chúng ta không nên phê phán viện trợ của Trung quốc một cách chung chung như vậy", Stephen Howes.

Giáo sư Howes nói thêm rằng, nước Úc cũng có những vấn đề trong một số các dự án trong vùng.

"Không phải mọi kế hoạch của chúng ta đều có vấn đề, vì vậy chúng ta phải cẩn thận nếu dấn thân vào các cuộc thảo luận công khai, do mọi chuyện đều khác nhau cũng như một số yếu kém trong chương trình viện trợ của chúng ta sẽ lộ diện và bị chỉ trích", Stephen Howes.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share