Cảnh sát dã chiến lại đụng độ với người biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong

Hong Kong Protesters

Hong Kong Protesters Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đường phố Hong Kong lại lâm vào cảnh hỗn loạn với cảnh sát bắn hơi cay và sử dụng vòi rồng trong khi một số người biểu tình ném gạch đá và bom xăng vào các tòa nhà chính phủ. Hàng chục ngàn người biểu tình đã xuống đường hôm chủ nhật, mặc cho nhà cầm quyền Hong Kong từ chối cấp giấy phép cho cuộc tuần hành.


Mặc đồng phục toàn đen và mang mặt nạ, những người biểu tình Hong Kong diễn hành tại quận Almiralty của thành phố nầy vào tối chủ nhật, khiến các trung tâm thương mại và chuyên chở bị phong tỏa.

Họ giận dữ trước việc cảnh sát từ chối cấp phép để biểu tình vào cuối tuần, một số phóng hỏa trạm xe điện ngầm Almiralty và đốt các rào cản cảnh sát.

Quan ngại trước sự bế tắc trong nhiều tháng qua và tình trạng lộn xộn thêm nữa, các nhà tranh đấu một lần nữa kêu gọi nhà cầm quyền Hong Kong, hãy hồi đáp các đòi hỏi của họ.

“Chính phủ sai rồi, họ chẳng đáp ứng với 5 yêu sách của chúng tôi. Hiện nay chỉ có một trong 5 yêu cầu mới được thỏa mãn, còn 4 điều kiện khác thì sao? Chính phủ không thể tiếp tục làm ngơ như vậy được, họ cần trả lời trực tiếp với chúng tôi”, Chan.

Các hành động phản đối của những người bất mãn, trước thái độ thắt chặt sự kiểm soát của Bắc kinh về các vấn đề của Hong Kong, điển hình là đạo luật dẫn độ các công dân Hong Kong sang Hoa Lục, Đài loan hay Macau, để bị truy tố trước tòa hình sự.

Đạo luật đã bị bà Carrie Lam, Hành chính Trưởng quan của Hong Kong rút lại và việc nầy thỏa mãn một, trong 5 đòi hỏi của những người biểu tình.

Họ vẫn kêu gọi phải có thêm dân chủ, điều tra về việc cảnh sát đối xử thô bạo với người biểu tình, ân xá cho những tội bị cáo buộc phạm phải trong 12 tuần lễ biểu tình vừa qua và tổ chức bầu cử phổ thông, trong đó mọi người dân Hong Kong có quyền bỏ phiếu.

Một thành viên của Hội đồng Luật pháp Hong Kong là ông Terry Yip Man Pan, tỏ ra lạc quan với luật lệ mới được loan báo, nhằm giúp các căn hộ trong chung cư hợp túi tiền người dân hơn, việc nầy sẽ giảm bớt những bất mãn trong thế hệ trẻ của thành phố và giúp ngăn chận các hành động phản đối thêm nữa.

“Thực sự nhiều người trong cộng đồng cho tôi biết về nhu cầu của mọi người về các căn hộ nhỏ bé, việc nầy ngày càng mạnh mẽ hơn".

"Vấn đề nầy rõ ràng sẽ là một hành động lớn lao cho chính phủ, để xây dựng các chung cư cho những người có nhu cầu khẩn cấp”, Terry Yip Man Pan.

Trước khi các cuộc biểu tình trở thành bạo động, hàng trăm người tụ tập để biểu tình êm thắm tại tòa Lãnh sự Anh quốc, cùng hát bài ‘God Save The Queen’ ‘Thượng Đế ban phước cho Nữ hoàng’ khi họ khẩn cầu nước Anh can thiệp và buộc Hong Kong phải tôn trọng Hiệp ước giữa Anh quốc và Trung quốc năm 1997.

Một người biểu tình không nêu tên cho biết, giới truyền thông Anh nên làm nhiều hơn nữa để bảo vệ và tôn trọng hiệp ước, theo đó Trung quốc và Hong Kong được xem là ‘một quốc gia với 2 thể chế chính trị riêng biệt’.

“Tôi nghĩ đó là vấn đề, họ phải mạnh mẽ hơn. Tôi không nghĩ hiện nay đã đủ mạnh, để nói cho chính phủ Trung quốc biết rằng, tình hình Hong Kong không chỉ là vấn đề nội bộ giữa Hong Kong và Trung quốc, mà là do hiệp ước giữa chính phủ Anh và nhà cầm quyền Trung quốc, nên chính phủ Anh có trách nhiệm phải hành động mạnh mẽ hơn và tôi không nghĩ hiện nay, họ đã làm gần như đầy đủ”, a protestor.
"Nó chỉ cho thấy có bằng chứng là, khi Trung quốc thất hứa trong hiệp ước quốc tế, thì làm thế nào chính phủ Mỹ hay các nước khác trên thế giới có thể giao thương với Trung quốc, mà không thêm vào bất cứ điều khoản nào về nhân quyền hay sao?”, Joshua Wong.
Một trong những nhà lãnh đạo của phong trào là anh Joshua Wong, đã nói chuyện với các nhà luật pháp Mỹ tại Quốc hội Hoa kỳ hồi cuối tuần qua, khi cổ võ cho việc ủng hộ Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ cho Hong Kong.

Nếu đạo luật nầy được thông qua, thì luật lệ nầy sẽ buộc một điều khoản nhân quyền, trong bất cứ giao thương nào giữa Mỹ và Trung quốc, theo đó anh Wong nói rằng, sẽ có thêm sự kiểm soát về tình trạng tại Hong Kong, hơn là do chính phủ tại đảo quốc nầy.

“Tôi cũng hy vọng, sẽ nhấn mạnh về tính chất sôi động quốc tế và Bắc kinh làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Hong Kong".

"Nó chỉ cho thấy có bằng chứng là, khi Trung quốc thất hứa trong hiệp ước quốc tế, thì làm thế nào chính phủ Mỹ hay các nước khác trên thế giới có thể giao thương với Trung quốc, mà không thêm vào bất cứ điều khoản nào về nhân quyền hay sao?”, Joshua Wong.

Được biết có hơn 1300 người bị bắt tại Hong Kong, kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu hồi tháng 6 vừa qua.

Chỉ còn 2 tuần lễ nữa là đến ngày Quốc Khánh của Trung quốc, người ta dự trù ngày nầy sẽ đánh dấu một khúc quanh, đối với tình trạng bất ổn hiện tại.

Cả hai bên đều mong muốn chấm dứt 3 tháng bất ổn hiện tại, thế nhưng các người biểu tình nói rằng họ sẽ không nhượng bộ cho đến khi mọi yêu sách được đáp ứng.

Tuy nhiên vào lúc nầy, các nhà bình luận tin rằng việc leo thang dường như sẽ xảy ra, hơn là có một giải pháp nào cho tình hình tại Hong Kong.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share