Kêu gọi Úc mở cuộc điều tra về cái chết của một người tỵ nạn trên đảo Manus

Lễ tưởng niệm tại Sydney

Lễ tưởng niệm tại Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Gia đình một người tỵ nạn đã chết trên đảo Manus kêu gọi mở cuộc điều tra về cái chết của người nầy.


Họ cho biết các bác sĩ có nhiệm vụ chăm sóc cho anh nầy đã biết rõ tình trạng sức khỏe tâm thần tệ hại từ lâu của Hamed Shamshiripour.

Cảnh sát trên đảo Manus cho biết, không có nghi ngờ gì liên quan đến cái chết của Hamed Shamshiripour.

Thanh niên 28 tuổi nói trên đã tìm thấy chết trong một khu rừng gần với nơi cư trú của người tỵ nạn trên đảo vào hôm thứ hai.

Cái chết cuả thanh niên nầy gây ra một làn sóng giận dữ lan đến Úc, và gia đình của anh nầy đã nhờ đến dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Họ muốn mở cuộc điều tra về cái chết của anh nầy được thực hiện tại Úc và một việc giải phẩu tử thi sẽ được tiến hành.

Luật sư gia đình là ông George Newhouse nói rằng họ cũng muốn thi hài của anh nầy phải được đưa về Iran.

"Gia đình muốn có công lý trong chuyện nầy và họ muốn những ai có trách nhiệm phải nhận trách nhiệm của họ. Khi một người chết khi bị giam giữ, thì có một lý do tự động là cần có một cuộc điều tra tại quốc gia nầy và theo luật pháp của Papua tân Guine".

Một bức thư được nhật báo The Guardian đăng tải cho thấy người đứng đầu ngành y tế của Lực lượng Bảo vệ Biên giới là bác sĩ John Brayley, đã biết về tình trạng tâm thần của anh nầy từ một năm trước.

Ông Newhouse cho biết người tỵ nạn nầy đã sống trên đảo Manus từ năm 2013.

"Các nhà lãnh đạo của chúng ta đều có liên quan đến cái chết của Hamed. Các viên chức chính phủ biết rõ về tình trạng yếu kém của anh ta, nhưng họ để cho anh ta chết".

Người cha của Shamshiripour từ nhà ở Iran, nói chuyện với đài BBC.

Ông nầy cho biết con trai ông đã than phiền về việc chính phủ Úc đối xử tệ hại với con ông và cũng thiếu hành động liên quan đến tình trạng tâm thần của con ông.

Một lễ tưỡng niệm đã được tổ chức bên trong trung tâm giam giữ trên đảo Manus.

Việc nầy diễn ra giữa các quan ngại về chuyện một người tỵ nạn khác được biết bị nứt sọ và đã được chuyển về Úc trong tình trạng nghiêm trọng.

Người tỵ nạn thuộc nguồn gốc Kurd và Iran và là ký giả, ông Behrouz Boochari viết trên trang mạng rằng người tỵ nạn bị đánh đập và ói ra máu trong suốt hai ngày.

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc UNHCR cảnh cáo về cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng trên đảo Manus, trước ngày bị bó buộc đóng cửa vào tháng 10.

Nước Úc và nhà cầm quyền di trú Papua tân Guine hiện tìm cách di chuyển người tỵ nạn đến một trung tâm chuyển tiếp ở thành phố trung tâm của đảo, đó là Lorengau, thế nhưng họ từ chối ra đi và nói rằng họ lo sợ cho sự an toàn khi sống ở một nơi trống trải.

Ông Ian Rintoul thuộc Liên hiệp Tranh đấu cho Người tỵ nạn nói chuyện trước một đám đông tụ tập ở Sydney rằng, người tỵ nạn hay người tầm trú trên đảo Manus nên được chuyển về Úc.

"Hãy cho chúng tôi nói rất rõ ngay từ đâu: đó là chỉ có một quốc gia đệ tam có trách nhiệm về những người mà chúng ta gởi đến đảo Manus, và đó là nước Úc".

Trong khi đó, Bộ Di Trú và Bảo vệ Biên giới đã không trả lời cuộc phỏng vấn của đài SBS để bình luận về chuyện nầy.

Được biết phụ nữ và trẻ em được xem là thành phần bị ảnh hưởng tệ hại nhất trong số những người tầm trú vội vã điền vào đơn để tránh bị trục xuất vào kỳ hạn tháng 10 sắp tới.

Một phụ nữ cho biết chuyện nầy khiến bà lo âu và bị trầm cảm sâu sắc, trong lúc các dịch vụ pháp lý cố gắng đáp ứng với nhu cầu quá nhiều hiện nay.
"Kỳ hạn đó vẫn còn và mọi người nên biết rất rõ rằng chuyện nầy không hề thay đổi, vì vậy tôi gởi một thông điệp rất rõ là tôi đã ra một kỳ hạn, có những người ở trong tình trạng nầy một thời gian rất lâu và đã được yêu cầu qua nhiều cơ hội, để cung cấp thông tin liên quan đến đến đơn xin tỵ nạn của họ", ông Peter Dutton.
Người phụ nữ trẻ nầy không muốn nêu danh tính cho biết, những tháng sắp tới có thể là thời gian cuối cùng của cô.

"Chuyện đó giống như là ngồi bên thềm của địa ngục, quí vị không biết vào lúc nào sẽ bị sa vào hỏa ngục, quí vị đang ở trong tình trạng như là chờ đợi ai đó xô xuống vực thẳm".

Cô đã trải qua nhiều năm trời chờ đợi trong vô vọng, sau khi đến Úc bằng thuyền và đang được thanh lọc trên đảo Christmas.

Số phận của cô nay nằm trong tay Bộ Di Trú, trong một trò chơi chờ đợi căng thẳng, mà cô cùng với hơn 7 ngàn người tầm trú cho đến ngày 1 tháng 10, để nạp đơn xin bảo vệ.

Cô cho biết điều nầy khiến cho cô hết sức căng thẳng, bồn chồn và rối loạn.

"Đó là tương lai của tôi, những mẫu đơn nầy như nắm lấy tương lai của tôi và nếu tôi thất bại, chuyện đó có nghĩa là cả tương lai của tôi sụp đổ và nếu tôi đậu được thì tương lai của tôi sẽ tiến triển. Vì vậy mà tôi lo lắng về chuyện đó, đôi khi cảm thấy bị trầm cảm về chuyện nầy, thế nhưng nó nằm ngoài tầm tay của tôi".

Hạn kỳ tháng 10 không thể thương thảo, đã được chính phủ liên bang loan báo hồi tháng 5 vừa qua.

Những người không thành công với đơn xin của họ, sẽ bị cắt ngay các trợ cấp của chính phủ và sẽ bị trục xuất khỏi nước Úc.

Tổng trưởng Di trú Peter Dutton nói rằng, những người tầm trú bị dính líu trong việc nầy, đã có nhiều thời gian để nạp đơn.

"Tôi nói rất rõ rằng những người nầy có nhiều cơ hội để cung cấp các thông tin vốn đã được Bộ Di Trú yêu cầu trong một thời gian dài, thế nhưng họ lại từ chối hợp tác trong tiến trình đó. Họ được hưởng trợ cấp xã hội tạm thời và được những nhà tranh đấu cố vấn là không nên cung cấp tin tức gì cả, vì dù thế nào cũng sẽ có việc thay đổi chính sách".

"Tôi nói rất rõ rằng, không có chuyện thay đổi chính sách của chính phủ nầy. Chúng ta sẽ không cho phép các thuyền bè trở lại nước Úc, cũng như không cho phép các di dân kinh tế chiếm chỗ của những người tỵ nạn chân chính", Peter Dutton.

Tiến trình nạp đơn liên quan đến việc điền mẫu đơn hơn 40 trang giấy, trong đó bao gồm toàn bộ tiến trình cư trú của người nạp đơn.

Đối với những người đã trốn chạy vì bị đàn áp, thì gần như là họ không thể có các tài liệu chứng minh.

Nhóm người tầm trú đang phải quan tâm đến là một phần của tiến trình luật pháp đối với hơn 30 ngàn người đến Úc bằng thuyền, vào giữa năm 2012 cho đến đầu năm 2014, thế nhưng lại không được thanh lọc dưới thời chính phủ Lao động.

Tổng trưởng Di trú  Peter Dutton tỏ ra cương quyết với kỳ hạn vào tháng 10, mà ông cho rằng sẽ không hề thay đổi.

"Kỳ hạn đó vẫn còn và mọi người nên biết rất rõ rằng chuyện nầy không hề thay đổi, vì vậy tôi gởi một thông điệp rất rõ là tôi đã ra một kỳ hạn, có những người ở trong tình trạng nầy một thời gian rất lâu và đã được yêu cầu qua nhiều cơ hội, để cung cấp thông tin liên quan đến đến đơn xin tỵ nạn của họ".
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 





Share