Các vụ lừa đảo trên mạng kiếm hàng triệu đô la đặt tại Ấn độ

Old elderly senior person learning computer and online internet skills protect money scam and fraud

Old elderly senior person learning computer and online internet skills protect money scam and fraud uk Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hàng trăm ngàn người tại Úc, Anh, Mỹ và Canada đã bị các trung tâm điện thoại giả mạo tại Ấn độ gọi đến để lường gạt, với số tiền lên đến hàng triệu đô la. Các trung tâm như vậy hoạt động trên khắp Ấn độ, thế nhưng nhà cầm quyền không thể dẹp được vấn nạn nầy, mặc dù đã tổ chức một số vụ bố ráp và bắt giữ. Chương trình Panorama của đài BBC đã thu âm được 70 ngàn cú gọi từ các trung tâm điện thoại giả hiệu, nhắm vào những người sống tại nước Anh.


“Có tin nhắn quan trọng về mặt an ninh, máy điện toán của quí vị đã bị khóa rồi”.

Khi bà Pauline Nicholls tìm kiếm bảo hiểm cho các con vật nuôi trong nhà, bà nhận được một tin nhắn trên màn ảnh cho biết có một vấn đề xảy ra.

Vì vậy bà gọi cho số điện thoại được ghi trên màn hình.

“Cảm ơn quí vị gọi đến dịch vụ hỗ trợ, tôi có thể làm gì để giúp quí vị đây?

“Tôi vừa thấy chương trình Windows trong máy điện toán của tôi bị sáng lên rồi tắt hẳn”.

‘Ồ về những chuyện nầy, có lẽ có một số virus xâm nhập vào máy điện toán của quí vị rồi”.

“Tôi rất lo lắng và nóng ruột quá, khi họ cho biết rằng sau khi chương trình hiện lên, họ cho biết nó không an toàn và tôi bị cuốn hút vào”, Pauline Nicholls.

Thế nhưng đó là một vụ lừa đảo, xuất phát từ một văn phòng ở Ấn độ.

Bà Nicholls cuối cùng đã trả khoảng 400 bảng Anh cho kẻ lừa đảo cho một vấn đề trục trặc mà thực sự không hề có từ đầu.

Các nạn nhân được cho biết hãy gọi ‘Microsoft’, thế nhưng con số cung cấp thực sự dẫn họ đến trung tâm điện thoại ở Ấn độ.

Các điện thoại viên sau đó đòi tiền để ‘sửa chữa’ một chuyện thực sự không hề có.

Chương trình thời sự nổi tiếng của đài BBC là Panorama khám phá trung tâm điện thoại bất hợp pháp, sau khi họ được gởi đến các đoạn băng bí mật thu âm của một người cảnh giác trên mạng, vốn theo dõi hàng chục trung tâm điện thoại bất hợp pháp tại Ấn độ.

Ông nầy có tên là ‘Jim Browning’.

“Tên thật của tôi không phải là tên trên YouTube, vì vậy tôi tìm cách giữ cho an toàn bằng cách đó".

"Tôi hiện phá tan các tổ chức tội phạm và một số tổ chức nầy có thể cố tình kiếm được hàng triệu Mỹ kim mỗi tháng”, Jim Browning.

Ông Browning có một bản đồ xứ Ấn với các chấm ở đầy trên bản đồ, mỗi chấm đại diện cho một trung tâm điện thoại giả mạo mà ông theo dõi.

Ông ghi âm các cú gọi điện thoại nói chuyện với kẻ gian, nhằm cố gắng để bắt chúng.

Trong một cuộc điện đàm, một người tự nhận một cách gian dối là ở San Jose, thuộc California.

“Quí vị có phải ở San Jose hay không?”.

“Đúng vậy, thưa ông”.

Thế nhưng điện thoại viên của trung tâm không biết rằng, ông Browning có thể tìm ra hệ thống truyền hình trực tiếp của trung tâm điện thoại.
"Tôi hiện phá tan các tổ chức tội phạm và một số tổ chức nầy có thể cố tình kiếm được hàng triệu Mỹ kim mỗi tháng”, Jim Browning.
Ông có thể thấy mọi chuyện, mà nhân viên tại trung tâm ở Ấn độ đang làm, trong đó có việc dò tìm trên Google để tìm một nhà hàng.

“Quí vị có thể nói tên một nhà hàng tại San Jose mà không nhìn vao Google, có được không?”.

“Tại sao tôi phải trả lời câu hỏi đó, thưa ông?”

"Vâng tôi chắc quí vị đang nhìn vào bản đồ Google phải không?”.

“Tôi không làm như vậy, thưa ông”.

Trung tâm điện thoại giả mạo, thực sự nằm ở ngoại ô của thủ đô Ấn độ là Tân đề Li.

Nơi nầy kiếm được hơn nửa triệu đô la Úc mỗi tháng.

Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ Người Tiêu Thụ Úc tức ACCC ước lượng, người dân Úc mất hơn nửa tỷ đô la mỗi năm, cho những vụ lường gạt như vậy.

Chủ nhân của một trung tâm điện thoại tại Tân đề Li bác bỏ đó là một vụ lừa đảo, thế nhưng cuộc điều tra của BBC đã nhận được băng thu âm của 70 ngàn cú gọi cho thấy, khách hàng bị lừa gạt như thế nào.

“Quí vị có bao nhiêu trong thẻ của mình?”.

“Tôi có khoảng 90 bảng”.

“Thế nhưng chi phí là 150 bảng”.

“Tôi đã dùng 150 bảng để mua hàng hôm nay rồi”.

Các thước phim video của ông Browning cho thấy, kẻ lừa đảo đã cười chế nhạo các nạn nhân.

Hồi năm 2018, đài SBS báo cáo một vụ lừa đảo từ Ấn độ, sau khi đơn vị cảnh sát điều tra lừa đảo trên mạng tại Tân đề Li, đã bắt giữ được 50 nghi can, sau khi có các khiếu nại từ công ty Microsoft thực sự.

Thế nhưng ông Browning nói rằng khi chuyện đó xảy ra, kẻ lừa đảo chỉ thay đổi tòa nhà và lại tiến hành công việc như trước.

Dịch vụ về trung tâm điện thoại tại Ấn độ, là một ngành mà nhiều người lệ thuộc vào.

Thế nhưng có những mặt tối của nó là, chỉ nghe chứ ít khi nhìn thấy.

ACCC đã thiết lập một trang mạng, với các khuyến cáo về việc làm thế nào để tránh khỏi là nạn nhân, tại địa chỉ là scamwatch.gov.au.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share