Các nhóm chuyên gia cảnh báo về các mục tiêu chủng ngừa COVID-19

Senior Aboriginal Practitioner at WA's Beagle Bay clinic, Vaughan Matsumoto receives a coronavirus vaccine

Senior Aboriginal Practitioner at WA's Beagle Bay clinic, Vaughan Matsumoto receives a coronavirus vaccine Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nhóm các chuyên gia thuộc các ngành kỹ nghệ khác nhau đã cùng lên tiếng kêu gọi nước Úc có kế hoạch mở cửa lại sau đại dịch COVID-19. Lời kêu gọi đề cập đến các mục tiêu tiêm chủng đặc biệt nhắm vào những nhóm dễ bị nguy hiểm nhất, bao gồm người Thổ Dân tại Úc.


Một mạng lưới gồm khoảng 50 chuyên gia về y tế, chế tạo và luật pháp nói rằng, mục tiêu chủng ngừa 80 phần trăm trên cả nước cho người lớn có nhiều rủi ro, khiến cho nhiều người dân Úc bị bỏ lại đằng sau.

Liên Minh các chuyên gia điều hành dưới tên là OzSAGE, viết tắt của ‘Nhóm Cố vấn Khoa học cho các trường hợp Khẩn Cấp’, tương tự như một nhóm tại Anh quốc có cùng tên gọi.

Giáo sư Nancy Baxter là người đứng đầu khoa Dân số và Y tế Toàn cầu tại đại học Melbourne, là một thành viên của nhóm nói trên.

Bà cho biết, những người thuộc nguồn gốc kinh tế xã hội thấp kém, thường đối diện với các rào cản khi tiếp cận việc chăm sóc y tế, họ cần được ưu tiên trong kế hoạch tiêm chủng.

“Nếu quí vị không có tỷ lệ 80 phần trăm của những người khuyết tật, hay 80 phần trăm của cộng đồng Thổ Dân được chủng ngừa, thì những người bị nguy cơ nhiều nhất vì COVID-19 là những người ít được bảo vệ nhất".

'Kết quả là có thêm nhiều người bệnh và chết hơn chúng ta dự tính, vì vậy những người nầy cần được quan tâm và điều quan trọng là họ không bị bỏ quên”, Nancy Baxter.

Trên toàn quốc tính đến ngày thứ hai 6 tháng 9, có 38 phần trăm người dân Úc trưởng thành đã chủng ngừa đầy đủ và 62 phần trăm mới nhận được một mũi tiêm chủng mà thôi.

Mục tiêu nói chung đạt được là 80 phần trăm những người trên 16 tuổi, tương đương với 64 phần trăm của toàn thể dân số nước Úc.

Tiến sĩ Simone Raye là một phụ nữ thuộc bộ tộc Thổ Dân có tên là Bardi Jabbir Jabbir và là phó chủ tịch của Hiệp hội Bác sĩ Thổ Dân Úc Châu.

Hiệp hội kêu gọi hãy nhanh chóng gia tăng các toán chuyên gia y tế, để trợ giúp những người tại các cộng đồng Thổ Dân xa xôi.

Bà cho biết, nhiều nơi tại Darwin nơi bà là một bác sĩ toàn khoa, cần sự hỗ trợ thêm nữa.

“Nếu chúng ta có các trường hợp lây nhiễm COVID-19 tại Bắc Úc, đây sẽ là chuyện hết sức khủng khiếp".

"Khi quí vị nhìn vào các dịch vụ y tế tại bệnh viện ở đây và sự kiện là có nhiều cộng đồng ở rất xa, thì việc tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế quả là một chuyện hết sức khó khăn".

'Rồi tình trạng đông nghẹt bệnh nhân, tình trạng bất công xã hội và sự kiện nói chung thiếu tài nguyên tại các cộng đồng”, Simone Raye.

Có ít nhất 37 phần trăm người Thổ Dân trên khắp nước Úc đã chích một mũi vắc xin và có 20,5 phần trăm đã tiêm chủng hai mũi.

Sự kiện một người đàn ông Thổ Dân ở độ tuổi 50 chết tại Dubbo ở New South Wales, khiến các cộng đồng Thổ Dân tìm cách gia tăng mức độ chủng ngừa.

Bác sĩ Raye cho biết bà muốn người Thổ Dân và dân đảo Torres, đạt được tỷ lệ tiêm chủng là 90 đến 95 phần trăm.

Bà nói rằng, các Trưởng Lão trong cộng đồng như tại Maningrida ở lãnh thổ Bắc Úc và Djarindjin ở Tây Úc, đã đạt mức 65 phần trăm và 80 phần trăm tỷ lệ tiêm chủng.

“Tôi nghĩ nếu chúng ta thực hiện việc tham vấn thích hợp cùng thông tin với các vị trưởng lão và những người quan tâm trong cộng đồng, thì chúng ta có thể đạt được một số thành tựu về chuyện nầy”, Simone Raye.

Trong khi đó Thủ Tướng Scott Morrison cho biết, theo kế hoạch chủng ngừa tại các nơi trên nước Úc, mọi nơi cần được thực hiện việc tiêm chủng, thế nhưng ông cho biết cam kết mở cửa khi đạt được mức độ 80 phần trăm phải được tôn trọng.

“Chúng ta cần đạt được mức độ chủng ngừa trong các cộng đồng Thổ Dân càng cao càng tốt, thế nhưng đồng thời việc nầy không thể ngăn trở chúng ta trong sự kiện là toàn thể cộng đồng có thể tiến tới theo kế hoạch toàn quốc".

"Các nhu cầu nầy sẽ là kế hoạch hiện nay để đối phó với các cộng đồng gặp nhiều bất lợi, hầu đạt được mức độ 70 đến 80 phần trăm tiêm chủng, do số người chủng ngừa ít hơn”, Scott Morrison.

Còn Tổng Trưởng Y Tế Greg Hunt cho biết các toán y tế và tài nguyên thêm nữa đã được bố trí tại các vùng quê của New South Wales và Victoria, nhằm cải thiện mức độ chủng ngừa toàn quốc trong số những người Thổ Dân Úc.

Một thành viên khác của tổ chức OzSAGE là tiến sĩ Kalinda Griffiths, là một phụ nữ Thổ Dân thuộc bộ tộc Yawuru và là chuyên viên dịch tễ tại đại học New South Wales.

Bà cho biết chiến dịch giáo dục cũng cần thiết, để giải tỏa sự do dự chích vắc xin trong những người Thổ Dân.

“Tôi nghĩ đã có các tin nhắn lẫn lộn liên quan đến vắc xin và chưa có việc tham vấn đầy đủ với các cộng đồng, để thảo luận về việc chấp thuận chủng ngừa".

'Rất nhiều cộng đồng đã nghe các thông điệp khác nhau cùng tin giả nữa".

"Do vậy, có sự do dự trong việc chủng ngừa trong các cộng đồng”, Kalinda Griffiths.
"Vì vậy đó là những việc chúng ta có thể làm, ngay cả khi chúng ta không thể thay đổi cả toà nhà”, Nancy Baxter.
Thủ Tướng Morrison nói rằng các Toán Trợ giúp Y tế Úc Châu đã đi gõ cửa từng nhà tại các nơi như Wilcania ở phía tây New South Wales và thực hiện việc chủng ngừa.

“Các toán cần thực hiện việc tiếp xúc trực tiếp với các nhà lãnh đạo và Trưởng Lão Thổ Dân, đó là những gì ông Bộ Trưởng Wyatt đặc biệt theo đuổi, thế nhưng chuyện nầy rất khó khăn và nhiều thách thức, do COVID-19 không dễ dàng".

'Nó không hề có một giải pháp hoàn hảo, mọi chuyện không diễn tiến theo đường lối mà quí vị mong muốn".

"Trong các cộng đồng Thổ Dân, vấn đề thật khó khăn và có nhiều việc cần làm, thế nhưng chúng ta cam kết sẽ đạt được”, Scott Morrison.

Còn tiến sĩ Griffiths cho biết, kiểu mẫu trong việc mở cửa lại cần quan tâm đến cấu trúc khác biệt tuổi tác và cộng đồng Thổ Dân và dân bán đảo Torres.

Bà hoan nghênh các dữ kiện mới đây của chính phủ về mức độ tiêm chủng của người Thổ Dân Úc, thế nhưng bà cho rằng dữ kiện cần có thêm chi tiết hơn nữa.

"Điều quan trọng là các nhà dịch tễ học thẩm định một bức tranh toàn cảnh".

'Chúng ta vừa sở hữu các dữ kiện của mỗi tiểu bang, thế nhưng chúng ta cần biết thêm về phẩm chất của các dữ kiện nầy".

'Không chỉ là các con số về vắc xin đã chích mà cũng còn là các thông số về mẫu thức, cũng như các ước lượng về dân số được dùng đến, để tính ra mức độ và tỷ lệ nầy”, Kalinda Griffiths.

Trong khi đó, cố vấn trưởng y tế toàn quốc là ông Paul Kelly cho biết, các nhà lãnh đạo tiểu bang và lãnh thổ sẽ xem xét khả năng của hệ thống bệnh viện để chống chọi khi có thêm các ca nhiễm COVID-19, cũng như các yếu tố khác như theo dõi việc tiếp xúc, cách ly và các hệ thống liên quan thế nào khi các cộng đồng học cách sống chung với COVID-19 .

Các chuyên gia trong mạng lưới cũng đồng ý là việc chủng ngừa không thôi, có thể dẫn đến việc lơi lỏng các hạn chế về COVID-19.

Giáo sư Baxter cho biết, các vụ can thiệp như thông gió đã được xét đến.

“Tất cả chúng ta cần nghĩ đến việc, làm thế nào để cải thiện việc thông gió trong các tòa nhà của chúng ta, liên quan đến những gì có thể giúp mọi người trong việc nầy, để giảm bớt số lượng virút trong không khí".

"Có việc theo dõi phẩm chất không khí, bằng các sử dụng thán khí để xem không khí lưu thông có tốt không".

"Cũng có máy lọc gió, nếu quí vị có một máy tốt thì nó có thể tạo sự khác biệt".

"Vì vậy đó là những việc chúng ta có thể làm, ngay cả khi chúng ta không thể thay đổi cả toà nhà”, Nancy Baxter.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share