Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi đoàn kết, giữa các lo sợ gây chia rẽ Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

The 75th session of the UN General Assembly with delegates sitting distanced apart in the famous UNGA hall at New York Headquarters.

The 75th session of the UN General Assembly with delegates sitting distanced apart in the famous UNGA hall at New York Headquarters. Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà lãnh đạo thế giới qua mạng đã hội họp tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong 2 ngày, thế nhưng lễ kỷ niệm lịch sử 75 năm thành lập tổ chức nầy đã bị đại dịch coronavirus làm lu mờ. Các trường hợp nhiễm virus trên thế giới nay đạt mức gần 31 triệu rưỡi người.


Trong khi cả thế giới chờ đợi một loại vắc xin chống coronavirus, Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron cho biết giải pháp duy nhất chỉ có thể đến được từ sự hợp tác quốc tế.

Trong khoá họp thứ 75 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ông kêu gọi mọi người hãy tìm cách sống chung với COVID-19.

“Thuốc chữa bệnh sẽ được tìm ra, thế nhưng chúng ta phải chờ một thời gian và mọi người đều biết chúng ta phải sống chung với virus, khi không có chọn lựa nào khác".

"Thực tế mới nầy cả thế giới đều biết rõ là nó rất dã man, gây chóng mặt và nhức đầu, thế nhưng chúng ta phải đối diện với nó”, Emmanuel Macron.

Từ hôm nay, các qui định y tế tại các trường tiểu học ở Pháp hiện được nới lỏng.

Thế nhưng với các trường hợp nhiễm virus tiếp tục gia tăng, cho đến nay có hơn nửa triệu trường hợp nhiễm bệnh, việc nới lỏng khiến cho một số cha mẹ và giáo chức quan ngại.

Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Indonesia là ông Joko Widodo cùng với các nhà lãnh đạo khác thúc giục Đại Hội Đồng hãy hoàn thành các cải tổ và tính hiệu quả.

Ông cảnh cáo về sự chia rẽ sâu xa và thù nghịch gia tăng trong số các nước.

Còn Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte nói rằng, thế giới đang đứng trước ngã tư đường và việc đối phó với đại dịch COVID-19 sẽ quyết định cho tương lai.

“Khi thế giới tìm ra được vắc xin, việc tiếp cận nó không có lý do gì bị từ chối hay giữ bí mật".

"Nó nên phổ biến cho mọi quốc gia giàu cũng như nghèo, như một vấn đề chính sách”, Rodrigo Duterte.

Lời bình luận của ông Duterte được đưa ra chỉ vài ngày, sau khi ông gia hạn tình trạng tai ương trên toàn quốc Phi Luật Tân thêm 12 tháng, nhằm cho phép chính phủ có thể chi tiêu quỹ khẩn cấp nhanh chóng hơn, để chiến đấu chống lại dịch bệnh và hướng cảnh sát và quân đội vào việc duy trì trật tự.

Trong khi đó, tại Anh quốc, Thủ Tướng Anh Boris Johnson nói rằng, kẻ thù vô hình COVID-19 hiện bắt đầu lây lan lần nữa, theo cách thức hết sức nhanh chóng.

Ông Johnson đưa ra thông điệp nầy đến mọi người dân nước nầy, chỉ vài tuần lễ sau khi thúc giục dân chúng trở lại công việc.

“Hôm nay tôi đề ra một kế hoạch với các biện pháp nghiêm khắc hơn tại Anh quốc, đó là đóng cửa sớm các quán rượu và chỉ phục vụ tại bàn mà thôi".

"Đóng cửa các doanh nghiệp nào không an toàn với COVID-19, nới rộng việc mang khẩu trang, mức phạt vạ mới cho những người không chấp hành".

"Một lần nữa, chúng tôi yêu cầu các nhân viên văn phòng làm việc từ nhà nếu thuận tiện, nếu họ có thể tuân hành qui luật về 6 điều trong nhà và ngoài trời”, Boris Johnson.

Việc tiên đoán đợt lây nhiễm thứ hai tại Anh quốc, khi nước nầy có thể đạt đến mức 50 ngàn vụ nhiễm virus một ngày, vào giữa tháng 10.

Ông cũng muốn người dân, chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt sắp tới.

Ông không hoàn toàn loại bỏ việc phong tỏa toàn quốc một lần thứ hai, thế nhưng nói rằng mọi người phải làm mọi chuyện, để có thể tránh các biện pháp cứng rắn sẽ phải ban hành.

Còn tại Tô Cách Lan, các biện pháp tương tự cũng sẽ được áp dụng.

Mọi người sẽ bị cấm viếng thăm các gia đình khác và chuyện nầy chỉ có một ít ngoại lệ mà thôi.

Việc đi xe chung cũng không được khuyến khích.

Người đứng đầu chính phủ Tô Cách Lan là bà Nicola Sturgeon cho biết, các biện pháp sẽ được xét lại mỗi ba tuần lễ, thế nhưng có thể kéo dài lâu hơn.

“Các biện pháp tôi công bố hôm nay là gắt gao hơn và tôi chẳng giả vờ điều ngược lại".

"Thế nhưng chúng thể hiện cho việc phong tỏa hoàn toàn, như kiểu đã làm hồi tháng 3".

"Ngược lại, các biện pháp hôm nay là cố gắng, nhằm tránh cho nhu cầu cần phải phong tỏa một lần nữa”, Nicola Sturgeon.
"Chúng ta sẽ không tìm cách chỉ phát triển cho chính mình, hay đứng đơn độc trên bàn cờ chính trị”, Tập Cận Bình.
Cho đến nay nước Anh ghi nhận có hơn 400 ngàn trường hợp nhiễm bệnh và hơn 40 ngàn người chết, đây là con số tử vong vì virus cao nhất Âu Châu.

Còn Tổng Thống Mỹ Donald Trump đổ lỗi cho Trung Quốc, ông đòi hỏi Liên Hiệp Quốc bắt Trung Quốc chịu trách nhiệm về đại dịch coronavirus.

Ông bênh vực cho việc đối phó với cuộc khủng hoảng y tế tại Mỹ, hiện số tử vong vượt quá 200 ngàn người.

“Nếu chúng ta không làm đúng, thì quí vị có 2 triệu rưỡi người chết".

"Nếu quí vị tìm các cách thức thay thế, quí vị có thể có 2 triệu rưỡi người tử vong hay khoảng chừng đó, con số cụ thể có thể hơn nhiều".

"Với những gì tôi đã nói, chúng ta có thể chẳng có người nào chết cả".

"Quí vị thấy bài diễn văn của tôi tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc lẽ ra đã ngăn chận dịch bệnh ngay tại biên giới của họ và không bao giờ để cho virus lây lan trên khắp thế giới, đó là một điều khủng khiếp”, Donald Trump.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện gia tăng, với các viên chức Mỹ cáo buộc Bắc Kinh thiếu trong sáng và làm cho đại dịch bùng phát, còn Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là Bắc Kinh không có ý định gây xung đột với bất cứ quốc gia nào.

"Chúng ta tiếp tục thu hẹp các khác biệt và giải quyết các tranh chấp với các nước khác, qua đối thoại và thương thuyết".

"Chúng ta sẽ không tìm cách chỉ phát triển cho chính mình, hay đứng đơn độc trên bàn cờ chính trị”, Tập Cận Bình.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share