Bộ Nội Vụ cần đẩy nhanh tiến trình visa cho người còn kẹt lại Afghanistan

Members of the 1st Battalion, Royal Australian Regiment assist DFAT with locating Afghan Australian visa holders at Hamid Karzai International Airport

Members of the 1st Battalion, RAR, assist DFAT with locating Afghan Australian visa holders at Hamid Karzai International Airport. Source: Australian Defence Force

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hơn 1400 thị thực khẩn cấp được cấp cho công dân Afghanistan trong đợt sơ tán của Úc tại Kabul đã hết hạn mà chưa được sử dụng. Lý do là những người được cấp visa này vẫn còn bị kẹt lại ở Afghanistan và không cách nào để ra khỏi nước trong lúc hoảng loạn và càng không có cơ hội để ra đi trong lúc này.


Những người may mắn trốn chạy ra khỏi Afgahnistan trước khi nó lọt vào tay Taliban, hiện giờ vẫn đang trong tình trạng lơ lửng khi con đường định cư mờ mịt trước mắt.

Ahmad từng làm thông dịch viên cho quân đội Úc, và được cấp thị thực 449 theo Chương trình Nhân đạo của Úc.

Visa đó hiện đã hết hạn.

Sau khi chạy trốn sang nước láng giềng Pakistan, anh nói với SBS rằng anh và gia đình vẫn nhận được những lời đe dọa từ Taliban.

"Xin hãy giúp tôi. Cuộc sống của tôi, cuộc sống của gia đình tôi hiện đang gặp nguy hiểm. Tất cả những thông dịch viên khác bị bỏ lại Afghanistan, cuộc sống của họ cũng đang gặp nguy hiểm. Chúng tôi chỉ muốn chính phủ Úc vui lòng giúp đỡ chúng tôi."

Ahmad nằm trong số 6.000 người Afghanistan nhận được thị thực khẩn cấp từ Úc vào lúc cao điểm của sứ mệnh sơ tán.

Nhưng sự hỗn loạn của đám đông áp đảo bên ngoài sân bay quốc tế Hamid Karzai của Kabul đã khiến nhiều người không cách nào đến gần sân bay để có thể ra đi.

Một báo cáo của Ủy ban Thượng viện kiểm tra sự tham gia của Úc tại Afghanistan đã tiết lộ gần 1.400 người được cấp thị thực tạm thời nhưng đã không thể nào tìm được đường đi để có thể nhập cảnh vào Úc.

Báo cáo cho thấy nhiều người được coi là xứng đáng để sơ tán hiện đang trong tình trạng lấp lửng - thị thực của họ đã hết hạn và họ không được cung cấp một bảo đảm nào hay giải pháp nào chắc chắn cho họ cả.

Báo cáo kêu gọi chính phủ liên bang duy trì thị thực cho họ.

Phát ngôn nhân Bộ Nội vụ của phe đối lập Kristina Keneally nói rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa.

"Đối với khoảng 1400 người bị bỏ lại phía sau, hy vọng mà họ có được giờ đã biến thành sự bấp bênh và tuyệt vọng."

Báo cáo cũng cho thấy Bộ Nội vụ cần khẩn trương cải thiện các quy trình và thông tin liên lạc liên quan đến những người Afghanistan nộp đơn xin thị thực.

Báo cáo cho biết hàng ngàn người đã không chắc chắn về việc liệu các đơn xin thị thực của họ có tiến triển gì không.

Phó Chủ tịch Cơ quan Điều tra và Thượng nghị sĩ Tự do Eric Abetz cho biết nỗ lực sơ tán đáng được ghi nhận nhưng việc Bộ Bộ Nội vụ đã chậm trễ như thú nhận của họ đã gây ra hậu quả.

"Sẽ đặc biệt khó khăn cho những người bị ở lại Afghanistan, mà lại còn không biết tương lai sẽ như thế nào, cần giấy tờ gì đển có thể cho phép anh ra khỏi đất nước, và tệ hơn nữa là bạn không có nó."

Luật sư di trú Glenn Kolomeitz là người đã nỗ lực giúp các cựu thông dịch viên ở Afghanistan.

Ông nói rằng ông không hiểu nổi tại sao lại không cho duy trì tình trạng hiệu lực của các thị thực nhân đạo cho họ.

"Chúng tôi hiện có một số đáng kể những người ở Afghanistan vẫn đang gặp rủi ro, những người mà chính phủ của chúng ta cho là xứng đáng đến Úc và giờ đã nói rõ rằng dường như họ không còn xứng đáng nữa."

Kể từ khi cuộc sơ tán, khoảng 6.500 người Afghanistan đã đến Úc.

Hơn 140.000 người khác đã nộp đơn xin thị thực.

Thượng nghị sĩ Abetz nói rằng điều đó đang tạo ra áp lực cho bộ.

"Có phải Bộ Nội vụ bị quá tải không? Tôi nghĩ là có. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta hiện đang có tình hình Afghanistan, tình hình Ukraine, và hãy nhớ tình hình Syria cũng còn chưa xong."

Nhưng số lượng thị thực bị hạn chế nghiêm trọng.

Việc tăng giới hạn nhân đạo cho người tị nạn Afghanistan, được công bố trong ngân sách liên bang, sẽ có tới 31.500 người tị nạn được phép vào Úc trong vòng 4 năm tới.

Đáng chú ý, các thượng nghị sĩ Đảng Tự do, Lao động và Đảng Xanh trong ủy ban đều đồng ý về ngôn ngữ của báo cáo.

Các khuyến nghị nêu lên trong báo cáo sẽ được chính phủ sau bầu cử xem xét và thông qua.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Tải để nghe SBS Tiếng Việt bất cứ lúc nào


Share