Ngoại trưởng Úc Julie Bishop: Hỏa tiễn đạn đạo Bắc Hàn là mối nguy trực tiếp với Úc

A photo released by North Korea, said to be the missile launch

A photo released by North Korea, said to be the missile launch Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bà Julie Bishop bày tỏ quan ngại về an ninh Úc và quốc tế sau vụ phóng thử hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa hướng về khu vực đặc quyền kinh tế của Nhật Bản hôm 4/7.


Các thành phố miền Bắc nước Úc như Darwin và Cairns có thể đứng trước nguy cơ tiềm tàng, nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn đạn đạo Bắc Hàn sau khi nước này vừa đạt được một bước tiến nữa trong chương trình hỏa tiễn liên lục địa của mình.

Với Darwin thì đây là khu vực đặc biệt cần quan tâm và hiện đang tính đến sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại đây kể từ năm 2011.
“Một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa ICBM trên thực tế có thể đạt tầm bắn 4 ngàn dặm (khoảng 6,400 cây số) thậm chí có thể xa hơn thế. Đây chính là con bài chiến lược, quyết định cuộc chơi,” Hamish de Bretton-Gordon - Cựu chỉ huy Quân đội Anh quốc
Hỏa tiễn Bắc Hàn trực tiếp đe dọa Úc

Ngoại trưởng Julie Bishop đã cho Sky News biết, Bắc Hàn chính là mối đe dọa ngày càng lớn đối với nước Úc.

“Mối quan ngại hiện nay là Bắc Hàn sẽ làm chủ được công nghệ gắn đầu đạt hạt nhân vào một hỏa tiễn tầm xa.”

“Vì vậy, quy mô và tốc độ thử nghiệm và phát triển chương trình hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn đang đe dọa không chỉ Nam Hàn và các quốc gia trong khu vực mà cả Hoa Kỳ và trực tiếp là Úc nữa,” bà Bishop nói.

Vụ phỏng thử hỏa tiễn mới nhất của Bắc Hàn là một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa đầu tiên của nước này, còn gọi là ICBM.

Loại vũ khí này được dự đoán có khả năng vươn xa hàng ngàn cây số, đưa cả Úc và Mỹ vào phạm vi tầm tấn công của nó.

Kể từ năm ngoái, Bắc Hàn đã tiến hành các hoạt động thử nghiệm hỏa tiễn với tốc độ  và quy mô chưa từng thấy bất chấp những lời cảnh báo lặp lại nhiều lần của cộng đồng quốc tế.

Một cựu chỉ huy quân đội Anh quốc, Hamish de Bretton-Gordon, cũng là một chuyên gia về vũ khí hạt nhân và hóa học, khẳng định loại vũ khí mới này chính là nhân tố thay đổi toàn bộ ván bài quân sự thế giới.

“Tôi nghĩ rằng đây chính là quân bài chiến lược. Nhiều thứ đã xảy ra đặc biệt là trong 12 tháng qua, thế nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa thể phóng một hỏa tiễn đi xa quá 500 dặm.”

“Giờ thì họ đã làm được điều đó với hỏa tiễn mới này, một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa ICBM trên thực tế có thể đạt tầm bắn là 4 ngàn dặm (khoảng 6,400 cây số) thậm chí có thể xa hơn thế. Vì vậy, đây chính là con bài chiến lược, quyết định cuộc chơi,” ông Bretton-Gordon nói.

Hoa Kỳ đã yêu cầu tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày chiều ngày hôm nay nhằm thảo luận về hành động phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn.

Mặc dù bà Julie Bishop gọi vụ phóng thử hỏa tiễn của Bắc Hàn là vấn đề toàn cầu, nhưng bà cũng kêu gọi trực tiếp Trung Quốc, cần phải tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay hơn với Bắc Hàn.

“Chúng tôi đã kêu gọi Trung Quốc phải có hành động cứng rắn đối với chế độ Bắc Hàn bởi vì Trung Quốc đóng vai trò sống còn và duy nhất với đời sống kinh tế của Bắc Hàn.”

“Họ cần phải tạo áp lực tối đa với chế độ Bắc Hàn để thay đổi ngay hành vi khiêu khích kiểu này,” bà Bishop nói.

Trung Quốc và Nga đưa ra giải pháp

Trong một cuộc họp báo chung ở điện Kremlin, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình và Tổng thống Nga, Vladimir Putin cũng đã lên án hành động phóng thử hỏa tiễn mới nhất của Bắc Hàn.

2 nước cũng kêu gọi Bắc Hàn ngừng ngay các cuộc thử nghiệm hỏa tiễn và chương trình hạt nhân của họ.

Đồng thời, cũng kêu gọi chấm dứt ngày các cuộc tập trận chung quy mô lớn giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn trong khu vực đang căng thẳng.

“Chúng tôi đã đồng ý tiếp tục sáng kiến chung, dựa trên một dự án của Nga trong việc từng bước giải quyết cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều tiên, cũng như căn cứ vào ý tưởng của Trung Quốc trong việc ngưng các hoạt động hạt nhân của Bắc Hàn, cùng lúc dừng hoạt động quân sự của Hoa Kỳ và Nam Hàn,” ông Putin nói.

Trong khi Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tuyên bố, vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa mới nhất chính là món quà tặng Hoa Kỳ nhân ngày quốc khánh thì cả Mỹ, Nam Hàn và Nhật Bản sẽ có cuộc họp vào cuối tuần này nhằm bàn thảo về vấn đề Bắc Hàn trong hội nghị G20 tại Đức.

 


Share