Nhà tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc Winnie Madikizeda Mandela qua đời

South African former President Nelson Mandela's ex-wife Winnie Madikizela-Mandela

South African former President Nelson Mandela's ex-wife Winnie Madikizela-Mandela Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Từng được ca tụng là bà mẹ của một quốc gia Nam Phi mới, danh tiếng của bà sau đó đã bị mờ nhạt qua những vụ tranh tụng pháp lý và mang tính chất chính trị


Các ủng hộ viên của bà Winnie Madikizela Mandela tụ tập vào lúc ban đêm trước ngôi nhà của bà ở Soweto, ca hát và khiêu vũ để tưởng nhớ đến bà.

Niềm cảm xúc dâng trào đối với người phụ nữ mà họ gọi một cách trìu mến là Mama Winnie.

Ủng hộ viên của đảng Nghị Hội Toàn quốc Phi châu ANC là ông Themba Mbhele ca ngợi việc bà gắn kết với người dân thường ở Nam Phi.

"Chúng ta có mặt tại đây để đánh dấu giây phút đau buồn nhất trong lịch sử".

"Là những người trẻ, chúng ta lớn lên tại thị trấn nhỏ bé nầy và tôi biết rõ mọi nơi khác ở Phi châu là nhờ có Mama Winnie Mandela, qua vai trò của bà trong cuộc tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc của chúng ta".

"Bà là bà mẹ của chúng ta, có mặt tại những nơi đầu sóng ngọn gió", Themba Mbhele.

Một người than khóc khác là Winnie Ngwenya nói rằng, bà Winnie Mandela là một nguồn cảm hứng cho những người khác noi theo gương của bà.

"Bà là một viên đá tảng, chẳng sợ hãi bất cứ chuyện gỉ khi nói lên những điều sai trái. Bà luôn luôn nói lên những ý nghĩ của mình".

Sau khi đọc bài diễn văn truyền hình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã cùng với những người thương tiếc trong nỗi mất mát của người dân Nam Phi, cử hành ngay tại chính ngôi nhà của bà.

"Hôm nay Nam Phi hiện đau buồn thương tiếc trước cái chết của bà Madikizela Mandela, mẹ cuả quốc gia nầy, đã ra đi hồi chiều nay".

"Tin tức nầy đã mang lại bao nhiêu thương tiếc và đau buồn trên cả nước. Nhiều người trong chúng ta không thể tin rằng bà đã vĩnh viễn ra đi", Cyril Ramaphosa.

Hồi còn ở tuổi 20, bà là một nhân viên xã hội khi chồng bà, ông Nelson Mandela bị tù và bà đã thay ông trở thành người đi đầu trong phong trào chống phân biệt chủng tộc.

Trong khi ông Mandela bị tù trong gần 30 năm, bà tiếp tục tranh đấu đòi hỏi việc trả tự do cho ông và cho quyền của người da đen tại Nam Phi.
"Cứng rắn vì dân tộc chúng ta, do bà biết rằng qua sự cứng rắn như vậy, bà có thể gây cảm hứng cho hàng triệu người dân Nam Phi", Cyril Ramaphosa.
Bà bị bắt nhiều lần và bị đầy đến một thị trấn nhỏ bé, một kinh nghiệm mà sau nầy bà cho biết đã làm tôi luyện thêm cho ý chí sắt đá của bà.

Tổng thống Ramaphosa dùng một thành ngữ của Nam Phi là 'một cây đại thụ đã ngã đổ' để mô tả về ảnh hưởng và mức chấn động về cái chết của bà đối vứi người dân Nam Phi.

"Bà vẫn mạnh mẽ, quyết tâm và can đảm trong nhiều cách đến nỗi bà cũng tỏ ra cứng đầu nữa".

"Cứng rắn vì dân tộc chúng ta, do bà biết rằng qua sự cứng rắn như vậy, bà có thể gây cảm hứng cho hàng triệu người dân Nam Phi", Cyril Ramaphosa.

Trong những năm về sau, bà trở nên một nhân vật bị nhiều  tranh luận và chia rẽ tại Nam Phi, với các vụ tai tiếng khác nhau.

Việc bà ủng hộ cho kỹ thuật được gọi là 'đeo dây chuyền', tức là một hành động tròng một vỏ xe đang cháy vào cổ một kẻ bị cáo buộc là phản bội hay cộng tác với kẻ địch, đã làm cho thanh danh bà bị tổn hại rất nhiều.
Vào năm 1989, bà bị xét có tội trong việc ra lệnh bắt cóc một cậu bé 14 tuổi, mà sau đó đã bị các cận vệ của bà giết chết.

Hai năm sau, ông Nelson Mandelan được phóng thich khỏi nhà tù, thế nhưng đôi vợ chồng chia tay và sau đó ly dị, thế nhưng cả hai vẫn còn liên lạc với nhau.

Trong khi đó, cuộc sống xa hoa của bà cũng bị chỉ trích rất nhiều.

Thế nhưng sau đó những chuyện gây tranh cãi đó, đã phai nhạt dần trong tâm trí người dân Nam Phi, khi tin tức về việc bà qua đời lan nhanh như một làn sóng.

Mọi người nhớ đến bà, nay chỉ chú tâm đến sự quả cảm và cương quyết cùng sức mạnh tinh thần của bà, trong cuộc tranh đấu chống phân biệt chủng tộc.

Bà đã từ giả cõi đời trong bình yên tại bệnh viện ở Johannesburg, sau một thời gian dài bị bệnh và hưởng thọ 81 tuổi.

Chính phủ đã loan báo một buỗi lễ tưỡng niệm chính thức vào ngày 11 tháng 4, trước lễ quốc táng diễn ra vào ngày 14 tháng 4.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share