Một di dân ngưng uống thuốc chữa viêm gan B để tránh bị trục xuất

'Paul' and his family are facing a possible return to China after seven years in Australia

'Paul' and his family are facing a possible return to China after seven years in Australia Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Sau khi đến Sydney sống được 7 năm, một người từ Hoa Lục được cho biết ông không hội đủ điều kiện sức khỏe trong visa Úc do phí tổn chữa bệnh viêm gan B quá cao.


Ông nầy hy vọng quyết định của Bộ Di Trú sẽ được đảo ngược.

Một người cha gốc Trung quốc đã ngưng dùng thuốc chống viêm gan B, trong một cố gắng nhằm vận động chính phủ Úc không trục xuất ông và gia đình.

Ông Paul và đây không phải là tên thật, đã đến Sydney vào năm 2012, với chiếu khán sinh viên cùng vợ và các con.

Sau đó ông đã dạy học và xin một chiếu khán được chủ nhân bảo trợ để cho phép ông nầy cùng gia đình được ở lại Úc vĩnh viễn.

Năm rồi, ông được biết đã thất bại trong các đòi hỏi về điều kiện sức khỏe trong di trú của chính phủ, do ông bị bệnh viêm gan B, một loại virút dường như ông bị lây nhiểm từ người mẹ lúc mới chài đời.

Ông Paul cho biết ông rất kinh ngạc trước tin tức cho rằng, thuốc men của ông có vẻ như tốn kém cho người thọ thuế quá nhiều.

Để giữ bí mật, những lời của ông đã được người khác nói thay.

“Tôi cảm thấy hết sức xuống tinh thần với kết quả nầy, chi phí thuốc men của tôi tốn kém chưa đến một đô la mỗi ngày".

"Thế nhưng mối quan tâm lớn nhất của tôi là lũ trẻ, bởi vì tôi ở đây trong 7 năm và chúng được học tại đây, trong khi tôi hiểu là thực sự khó khăn cho tôi khi mang chúng trở lại quê nhà",Paul.

Để được tư cách thường trú, tiêu chuẩn về sức khỏe của Bộ Di Trú của chính phủ Úc như sau:

“Để đáp ứng được các đòi hỏi về mặt y tế, quí vị phải không mắc bệnh chi cả, bởi vì việc chăm sóc y tế và dịch vụ cộng đồng rất tốn kém cho nước Úc".

"Việc giới hạn để được chăm sóc y tế và dịch vụ cộng đồng của công dân và thường trú nhân Úc là do hiện thiếu hụt dịch vụ, chúng tôi gọi đây là việc thẩm định trước tiên”, Tiêu chuẩn Y tế.

Hạn ngạch về chữa trị y tế hiện nay về sức khỏe là 40 ngàn đô la cho cả đời của một người, một con số mà một viên chức y tế liên bang cho rằng, ông Paul sẽ vượt quá và vì vậy đó là một lý do khiến họ có quyết định không chấp nhận tư cách thường trú.

“Một người giả dụ sống tại Úc với cùng điều kiện của một ứng viên, với cùng mức độ nghiêm trọng, đòi hỏi các dịch vụ chăm sóc y tế dài hạn và không giới hạn các loại dược phẩm chống lại ri rút”.

Bác sĩ tại đại học Melbourne và là chuyên viên về viêm gan B, giáo sư Benjamin Cowie tranh luận rằng chi phí về thuốc men chữa trị các chứng bệnh chống lại virút, đã giảm sụt đáng kể trong những năm gần đây.

Ông cho biết mua thuốc một cách tư nhân, không phải thuộc danh sách trợ cấp dược phẩm PBS, thì rẻ hơn nhiều.

“Nếu quí vị tìm cách mua thuốc tư nhân mà không được chính phủ bồi hoàn chi cả, thì rẻ nhất cũng là 30 đô la mỗi tháng".

"Trong khi chính phủ có cùng loại thuốc, hiện trả gấp 5 lần trong danh sách PBS".

"Vì vậy tôi nghĩ thực sự có những nhu cầu cần chiết tính lại các phí tổn, tôi đề nghị cần xem xét lại xem PBS hiện trả bao nhiêu cho loại thuốc nầy, khi người ta có thể mua theo diện tư nhân rẻ hơn đến 1 phần 5”, Benjamin Cowie.

Với các con số của giáo sư Cowie khi chi phí thuốc men chống virút là 30 đô la mỗi tháng, nếu ông Paul sống thêm được 50 năm nữa thì tổng số chi phí thuốc men chỉ là 18 ngàn đô la.

Tuy nhiên ông Paul không có thời giờ để tranh cãi về chi phí với chính phủ.

Thay vào đó ngay khi được biết lá đơn của ông bị bác, ông cho bác sĩ của ông biết sẽ ngưng các loại thuốc chống vi rút.

Hiện tại, ông Paul đang chờ đợi các kết quả thử nghiệm mà ông hy vọng sẽ thấy lá gan của ông hoạt động bình thường, bất chấp các lo sợ là hành động của ông có thể tạo nên một hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe của ông.

“Chỉ có một cách thức khi tôi có thể chứng tỏ với họ rằng, nếu tôi ngưng thuốc thì lá gan của tôi vẫn hoạt động tốt và gánh nặng thực sự sẽ thấp đi, rồi chuyện nầy OK và có thể họ sẽ xem xét lại đơn của tôi".

"Việc ngưng các loại thuốc là hoàn toàn hết sức rủi ro. Tôi đã theo tiến trình nầy trong gần một tháng, thế nhưng tôi cảm thấy thực sự mệt mõi rồi”, Paul.
“Chính sách hiện tại không kỳ thị đối với các ứng viên bị khuyết tật hay bị bệnh, hoặc cả hai. Mọi ứng viên đều được đối xử theo cách thức công bằng và rõ ràng”, Phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ.
Được biết viêm gan B là hình thức lây nhiểm về gan nhất trên thế giới, riêng tại Úc ước lượng có 230 ngàn người sống vơi chứng bệnh nầy.

Trong khi có khoảng 3 phần 4 những người bị viêm gan B không bao giờ cần đến bất cứ việc chữa trị nào trong đời, nếu không được theo dõi bệnh nầy có thể dẫn đến gan có vết sẹo, hư gan và ung thư gan.

Các loại thuốc chống vi rút để chống lại các virút của viêm gan B ẩn trú trong gan, làm giảm bớt chứng sưng gan và có thể ngăn chận việc phát triển của bệnh gan.

Các loại thuốc cũng làm giảm nguy cơ của bệnh ung thư gan, từ 50 lên đến 75 phần trăm chỉ trong vài năm gần đây.

Giáo sư Cowie nói rằng, chỉ trong 5 năm gần đây, những người với chứng viêm gan B mới bị bác bỏ đơn xin visa do điều kiện sức khỏe của họ.

“Thế nhưng trong những năm gần đây đặc biệt là 2 đến 3 năm nay, đó là trường hợp mà nhiều người báo cáo với chính phủ liên bang là một phần của việc nhận tư cách thường trú, hay thực sự nếu họ được thử nghiệm và tìm thấy có bệnh viêm gan B, khiến gia tăng số người được thường trú bị bác đơn trên căn bản đã bị bệnh viêm gan B”.

Chứng thường xuyên nhiễm bệnh do vi rút như viêm gan B, được xem là một tình trạng khuyết tật, theo luật lệ Úc và các hội nghị quốc tế.

Tuy nhiên luật di trú Úc lại được miễn từ luật di trú chống kỳ thị, theo đó ngăn cấm việc kỳ thị dựa trên tình trạng khuyết tật của người đó.

Cũng như những người khác, giáo sư Cowie mong muốn luật pháp về đòi hỏi y tế trong di trú của Úc nên được sửa đổi.

“Chúng tôi có các luật lệ nhằm ngăn cấm sự kỳ thị đối với những người bị khuyết tật, trừ khi họ tìm cách di cư vào nước Úc, thì trong những trường hợp nầy việc kỳ thị được phép".

"Những người với bệnh viêm gan hay các chứng bệnh kinh niên nhiễm vi rút, thường bị kỳ thị trong nhiều lãnh vực của cuộc sống, bao gồm các trường hợp chăm sóc y tế, thì không may chẳng bao gồm trong các tiến trình cứu xét di trú”, Benjamin Cowie.

Trong khi đó, một phát ngôn nhân di trú bác bỏ sự kiện là chẳng có bất cứ kỳ thị nào cả.

“Chính sách hiện tại không kỳ thị đối với các ứng viên bị khuyết tật hay bị bệnh, hoặc cả hai. Mọi ứng viên đều được đối xử theo cách thức công bằng và rõ ràng”, Phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share