Đại dịch COVID 19 khiến nhiều nơi bị phong tỏa và thị trường chao đảo

Coronavirus, pandemics,

Streets of Rome deserted for the Coronavirus emergency Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trận đại dịch COVID 19 đã cướp đi thêm nhiều sinh mạng, khiến cho các thị trường tài chính thêm chao đảo cũng như khiến thêm nhiều doanh nghiệp đóng cửa và các sự kiện bị hủy bỏ. Tại Úc giải đua xe hơi Grand Prix tại Melbourne đã bãi bỏ do quan ngại vì dịch bệnh coronavirus.


Một thông điệp u buồn từ Thủ Tướng Anh, ông Boris Johnson.

“Không tránh được thực tế là các biện pháp này sẽ gây nhiều gián đoạn nghiêm trọng trên khắp nước trong nhiều tháng sắp tới".

"Khuyến cáo khoa học tốt nhất là việc này sẽ giúp chúng ta làm chậm lại mức độ lây lan của dịch bệnh và cứu được mạng người”, Boris Johnson.

Ông cảnh cáo rằng nhiều gia đình sẽ sớm mất đi những người thân yêu và mô tả đại dịch COVID 19 là cuộc khủng hoảng y tế tệ hại nhất trong một thế hệ.

Cố vấn trưởng về khoa học cho chính phủ Anh Quốc là ông Patrick Vallance cho biết, dường như con số chính thức là khoảng 600 trường hợp tại Anh là ước lượng quá thấp.

“Hiện có 590 vụ được xác định tại Anh Quốc và có hơn 20 bệnh nhân đang ở trong các phòng cấp cứu. Nếu quí vị tính toán chuyện này thực sự có ý nghĩa gì về tổng số, thì nó dường như là chúng ta đang ở giữa mức từ 5 đến 10 ngàn người bị lây nhiễm vào lúc này".

"Chúng tôi xác định 590 vụ, cùng mức độ tại các nước khác và chuyện này còn tùy thuộc có bao nhiêu vụ thử nghiệm đã thực hiện”, Patrick Vallance.

Các liên đoàn túc cầu Âu châu, giải bóng rổ Mỹ, học kỳ với hàng triệu học sinh, các hôn lễ, rồi rửa tội, tang lễ, cuộc sống về đêm và các sự kiện văn hóa các loại đã bị gác lại nhanh chóng, khiến nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng.

Nhiều quốc gia đặt ra lệnh cấm du lịch.

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump cấm các chuyến du lịch từ Âu châu đến Mỹ, với ngoại lệ là nước Anh và Ái Nhĩ Lan, chuyện nầy đã bị các lãnh tụ tại Âu Châu chỉ trích mạnh mẽ, vì tạo ra nhiều gián đoạn.

Thế nhưng ông Trump chẳng đổi ý về quyết định của mình.

“Khi quí vị nghĩ đến những gì xảy ra tại Âu Châu, do tính chất nhanh chóng và dữ dội của nó, cũng như những gì xảy ra khi nhiều người từ Trung Quốc đến Âu Châu, khiến cho châu lục này bị ảnh hưởng nặng nề và quí vị thấy những gì đang diễn tiến".

"Tôi chỉ muốn chấm dứt chuyện này, khi nó liên quan đến nước Mỹ và những gì chúng ta đã làm, là chúng ta ngăn chận việc này”, Donald Trump.

Ông Trump tìm cách trấn an các lo sợ về một thị trường tài chính sụp đổ và nói rằng so với nhiều nơi khác, thị trường tại Mỹ vẫn vững mạnh và ông muốn giữ nguyên như vậy.

Thế nhưng thị trường tài chính thế giới đã chao đảo tối qua, với nhận thức ngày càng gia tăng là sẽ không có hồi kết thúc nhanh chóng trong tình trạng bất định nầy.

Các thị trường ở Âu Châu đóng cửa sau một trong những ngày tệ hại nhất trong lịch sử, trong khi trước đó có sự sụt giảm đến 7 phần trăm tại Wall Street khiến buổi giao dịch phải tạm ngưng, thế nhưng gia tăng đôi chút sau khi Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ loan báo, sẽ bơm vào 2 ngàn tỷ đô la cho thị trường tài chính ngắn hạn.

Chỉ số Dow Jones cuối cùng vào lúc đóng cửa sáng nay thứ sáu, với mức sụt giảm tệ hại nhất kể từ năm 1987.
"Thế nhưng chắc chắn là nó sẽ buồn bã, khi đường phố thường khi rất đông đảo. Chúng tôi đi ra ngoài vì chúng tôi sống gần đây và phải mua thực phẩm”, Alba.
Ông Timothy Anderson là giám đốc một công ty tài chính ở Wall Street cho rằng, viễn tượng trong vài tháng tới trông rất ảm đạm.

“Vì vậy mối quan tâm lớn lao hiện nay là nền kinh tế trong quí 2 hay có thể là quí 3, virus này sẽ làm gián đoạn đến bao lâu và trong thời gian dài hạn là bao lâu nó sẽ tước đọạt và ảnh hưởng lên khu vực dầu hỏa và khí đốt".

"Nay lãnh vực dầu khí cùng các công việc ở đó vốn được trả lương rất cao, vì vậy nếu quí vị bắt đầu bị mất việc trong khu vực đó, tác động của chuyện này diễn ra trong bất cứ cộng đồng nào là do công việc đó đã bị mất”, Timothy Anderson.

Trong khi đó, phát ngôn nhân của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế là ông Gerry Rice thừa nhận rằng, họ chẳng biết những gì sẽ xảy ra trong những tuần lễ và những tháng sắp tới.

“Trong bất cứ tình huống nào, mức phát triển toàn cầu trong năm 2020 sẽ giảm sụt so với năm rồi, vốn là 2,9 phần trăm".

"Nó sẽ giảm xuống bao nhiêu? Trong bao lâu? Dự đoán của chúng ta ra sao? Thật khó để tiên đoán vào lúc này, rõ ràng là do tình trạng bất định hiện nay".

"Dĩ nhiên nó tùy thuộc vào sự lây nhiễm, mức độ lan rộng của nạn dịch và tùy thuộc vào biện pháp đối phó và chúng hiệu quả như thế nào”, Gerry Rice.

Ông Rice tuyên bố những lời nói trên, trong phòng họp trống rỗng nhằm ngăn tránh virus lây lan, IMF cho các ký giả biết nên tránh xa và đặt câu hỏi trên mạng.

Tại Ý được xem là nơi nạn dịch hoành hành dữ dội nhất ở Âu châu, số người chết vượt quá 1 ngàn người, với hơn 15 ngàn trường hợp thử nghiệm dương tính.

Cư dân nầy tại Rome cho biết, quả là một tình hình đáng buồn.

“Chứng kiến thành phố như Rome hoang vắng khiến cho quí vị cảm thấy buồn bã, thế nhưng cùng lúc tôi vui mừng, khi thành phố này vẫn chưa bị đóng cửa mọi thứ, bởi vì cho đến vài ngày trước, vẫn còn nhiều đám đông ở đây".

"Thế nhưng chắc chắn là nó sẽ buồn bã, khi đường phố thường khi rất đông đảo. Chúng tôi đi ra ngoài vì chúng tôi sống gần đây và phải mua thực phẩm”, Alba.

Trong khi đó, có hơn 127 ngàn người tại hơn 110 quốc gia đã bị lây nhiễm.

Đại đa số người chết tại 4 quốc gia, đó là Trung Quốc, Nam Hàn nơi các ca nhiễm giảm dần và tại Iran và Ý, nơi các trường hợp không sụt giảm.

Việc lan truyền đã chậm lại rất nhiều tại Trung Quốc, khiến chính phủ nước nầy gởi một toán y tế đến Ý và tặng các thiết bị y tế dư thừa cho Iran và các nước khác đang cần đến.

Trên toàn thế giới, hiện có hơn 4700 người chết vì coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share