Đại dịch COVID-19 càng khoét sâu thêm bất bình đẳng giới và bạo hành

Close-Up Of Woman Showing Stop Sign While Sitting Indoors

Women use their hands to protect themselves from sexual abuse.Detain rape, sexual abuse , human trafficking, domestic violence rape. Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các chuyên gia đang làm việc để chiến đấu với nạn bạo hành phụ nữ do đại dịch COVID-19 đã gây ra hậu quả sâu sắc lên bất bình đẳng giới, mà mức độ bạo hành đang tăng vọt trong đại dịch. Những kết quả được công bố trong một phúc trình do Liên Hiệp Quốc cùng với chiến dịch quốc tế thường niên nhằm nâng cao nhận thức về nạn bạo hành đối với phụ nữ.


Ca khúc vừa rồi do nhóm nhạc nữ Pretty Loud, một nhóm nhạc nữ người Rumani ở Serbia, trình diễn. Ca khúc này nằm trong chiến dịch thường niên kéo dài 16 ngày của Liên Hiệp Quốc tập trung vào việc chấm dứt nạn bạo hành đối với phụ nữ.

Ca khúc được hát bằng cả ba ngôn ngữ, Anh, Rumani và Serbia, nói về việc kết hôn sớm, và những hoàn cảnh khiến các cô gái trẻ không bao giờ được thoả sức sống hết cuộc đời của họ.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Phụ nữ Liên hiệp Quốc đã khẳng định đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của nhiều phụ nữ.

Sima Sami Bahous là giám đốc điều hành của Hiệp hội, bà nói.

“Đại dịch COVID-19 với những quy định đi kèm như cách ly và giữ khoảng cách đã gây ra bạo hành mà chúng ta không nhìn thấy được. Một cơn đại dịch của phụ nữ và các em gái, nơi đó họ thường nhận thấy mình bị nhốt chung với kẻ bạo hành. Ở mọi ngóc ngách trên thế giới, tất cả các đường dây hỗ trợ lúc nào cũng thấy các báo cáo bạo hành phụ nữ gia tăng.”

Phúc trình của Liên Hiệp Quốc phân tích số liệu từ 13 quốc gia, cung cấp một vài lát cắt về tác động của đại dịch lên cuộc sống của nữ giới.

Số liệu khảo sát từ các quốc gia như châu Phi, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á đều tiết lộ vào những ngày đầu khi mới phong toả, các tổ chức của phụ nữ đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể các trường hợp bạo hành phụ nữ được báo cáo về.

Giáo sư của khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Monash, Jacqui True, nói rằng đại dịch đã có tác động to lớn đến mọi mặt của bình đẳng giới.

“Chỉ trong một năm 2020, ngoài tác động của nạn bạo hành giới, phụ nữ còn phải chịu sự bất bình đẳng khi nói đến mất việc và mất thu nhập trong thời gian này, và vì thế họ không có nguồn lực để tự bảo vệ bản thân khỏi bạo hành, bao gồm bạo hành do bạn đời sống chung nhà, và cả các hình thức khác như công việc bấp bênh, buôn người, tảo hôn, và cứ thế, tất cả những chuyện này đã khiến cơ hội đạt được bình đẳng giới đã bị đi thụt lùi lại 15 năm chỉ trong một năm 2020.”

Giáo sư True nói sẽ phải mất rất nhiều năm để phục hồi, mà trong đó nhiều quốc gia đã bị thụt lùi hơn nhiều so với các quốc gia khác.

“Có những nơi như Afghanistan là một trong số đó. Nhưng ngay trong chính quốc gia của bạn, các hình thức bạo hành cũng có thể gia tăng đáng kể. Tôi cho rằng hầu hết chúng ta đều nhận thức được sự thật là trong đại dịch, chúng ta đã thấy tỷ lệ bạo hành gia đình tăng lên, và tính nghiêm trọng của bạo hành cũng tăng lên.”

Các số liệu thống kê của nước Úc có thể làm nhiều người kinh ngạc.

Nhóm Our Watch cho biết ở Úc, cứ mỗi tuần lại có một phụ nữ bị sát hại bởi chính bạn đời hiện tại hoặc người bạn đời cũ.

1/3 phụ nữ từng bị bạo hành thể xác từ 15 tuổi, và gần 1/5 (tức 18%) từng bị bạo hành tình dục ở cùng lứa tuổi.

Khả năng phụ nữ bị ban đời bạo hành cao gấp 3 lần so với nam giới.

Mỗi ngày có gần 10 phụ nữ phải nhập viện vì bị ban đời bạo hành đến thương tích.

Theo lời tiến sĩ Adele Murdolo, trưởng trung tâm y tế đa văn hoá dành cho phụ nữ thì phụ nữ di dân và tị nạn vẫn là đối tượng dễ tổn thương nhất. Bà cho biết nhóm đối tượng này thường có khuynh hướng chờ đợi rất lâu trước khi gọi hỗ trợ.

“Điều chúng tôi nhận thấy ở phụ nữ di dân là họ thường đợi cho đến khi hoàn cảnh của họ lên đến mức khủng hoảng và người đầu tiên họ gọi là cảnh sát. Đó cũng có thể là một lựa chọn, nhưng nếu nhờ cậy đến sự hỗ trợ càng sớm chừng nào thì càng tốt. Cho nên nếu có chuyện gì xảy ra, nếu bạn không cho đó là chuyện lớn, thì cũng sẽ không có ai cho đó là chuyện quan trọng để giúp bạn. Do đó hãy tìm kiếm sự trợ giúp, chuyện này rất quan trọng, và hãy nói chuyện với ai đó ngay khi có thể nếu như cho rằng mình đang gặp rắc rối.”

Những nỗ lực nhằm làm giảm nạn bạo hành gia đình đối với phụ nữ gốc Thổ dân và phụ nữ gốc đảo Torres đã được nêu ra trong phúc trình có tên Con đường đến An toàn, được Liên Hiệp Quốc công bố trong chiến dịch.

Tính trên toàn quốc, phụ nữ gốc Thổ dân và phụ nữ gốc đảo Torres có nguy cơ bị bạo hành cao hơn 45 lần những phụ nữ khác, nguy cơ phải nhập viện vì bạo hành gia đình cao hơn 32 lần, nguy cơ tử vong vì bị bạo hành cao hơn 10 lần.

Và mặc dù có rất nhiều kinh phí được đầu tư nhưng phụ nữ gốc Thổ dân vẫn không tiếp cận được các chương trình chính mạch.

Bộ trưởng Sự vụ Thổ dân Ken Wyatt nói rằng hầu hết những phụ nữ Thổ dân thường tiếp cận các dịch vụ thuộc cộng đồng của họ.

“Tôi nghĩ là chúng ta phải nhìn vào toàn bộ các chương trình hiện có và tìm hiểu xem vì sao phụ nữ không tiếp cận cũng như không tiếp cận được. Có các nguồn kinh phí từ chính phủ liên bang và tiểu bang cho những vấn đề của cộng đồng Thổ dân, nhưng theo những gì tôi thấy thì phụ nữ không tiếp cận các chương trình này, mà họ quan tâm nhiều hơn đến những chương trình phù hợp với họ về mặt văn hoá.”

Chiến dịch kéo dài 16 ngày của Liên Hiệp Quốc năm nay còn tập trung vào tình trạng ‘femicide’, thuật ngữ chỉ tội thù địch giới tính trong đó người ta sát hại phụ nữ chỉ bởi vì họ là phụ nữ.

Giáo sư Jaqui True nói rằng nạn bạo hành phụ nữ vẫn chưa bị trừng phạt ở nhiều nơi trên thế giới.

“Có khoảng một nửa số vụ femicide là do người bạn đời thực hiện. Nhưng cũng có những phụ nữ bị giết vì họ là người lên tiếng, là những người hoạt động dân chủ, người được xem là đi ngược lại chuẩn mực xã hội. Và chúng ta cũng thấy như ở Afghanistan, nơi phụ nữ vẫn đang bị giết hại, những người đấu tranh cho quyền phụ nữ đang bị Taliban sát hại, hoặc chúng ta thấy ở nhiều quốc gia tại Nam Mỹ như Columbia, những phụ nữ hoạt động đấu tranh vì môi trường cũng là mục tiêu bị sát hại.”

Nhiều đề xuất do Liên hiệp Quốc thực hiện nhằm giải quyết bạo hành trong đó bao gồm phê chuẩn và thực hiện các hiệp ước theo từng khu vực quốc tế, xác định những yếu tố để định nghĩa các hành động tội phạm, ngăn cấm, sát hại phụ nữ và bảo đảm phải có tiếp cận hiệu quả sự phân chia công bằng và đầy đủ

Tiến sỹ Bahous nói mặc dù có nhiều thách thức to lớn, nhưng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác vẫn tiếp tục giải quyết các vấn đề về bạo hành phụ nữ một cách nghiêm túc, đầu tư ngân sách cho các dự án ở nhiều mức độ.

Vào tháng 11, chính phủ liên bang Úc và phía đối lập cũng đã có cam kết thành lập uỷ ban để tìm cách ngăn chặn nạn bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em.

Liên đảng cho biết chính phủ sẽ cung cấp $22.4 triệu trong thời gian 5 năm cho uỷ ban để xem xét các vấn đề về bạo hành tình dục và gia đình giúp cho phụ nữ và trẻ em được an toàn.

Lao động cũng công bố họ sẽ chỉ định một uỷ ban về ngăn chặn bạo hành giới nếu như đắc cử trong kỳ bầu cử liên bang năm sau.

 

 


Share