"30/4 không phải là ngày để ăn mừng"

Anh tu lieu 30/4

Anh tu lieu 30/4 Source: Vietnamwar.org

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Với những người trẻ sinh sau năm 1975 như Minh Vũ, Hoàng Lê hay Quyên Lê, cuộc chiến tranh Việt Nam là nỗi trăn trở. Những người trẻ nhìn nhận như thế nào về sự kiện lịch sử này?


Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu một mốc lớn trong lịch sử Việt Nam. Hơn một phần ba thế kỷ đã trôi qua từ biến cố lịch sử này. Ba triệu người Việt Nam nằm xuống trong chiến tranh, hàng triệu người Việt bỏ mạng trên hành trình vượt biên tìm tự do.

Sự mất mát về sinh mạng quá lớn lao, nhất là khi nhìn vào thành quả và thực trạng xã hội ngày nay.

Tiếng bom đạn đã tắt hẳn trên quê hương Việt Nam kể từ ngày 30/4/1975, để lại phía sau niềm vui , nỗi đau, nước mắt cảu cả hai phía.

Khi nhắc tới ngày này, chúng ta thường lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của những người liên quan trực tiếp đến cuộc chiến, những ai đã trải qua một quãng đời trong giai đoạn lịch sử này.  Vậy còn cảm nhận của giới trẻ, đặc biệt là những người sinh trưởng sau năm 1975, về sự kiện này ra sao?

Anh Minh Vũ, Hoàng Lê và chị Quyên Lê chia sẻ những trăn trở và suy nghĩ của bản thân về sự kiện lịch sử này. Họ đều là những người trẻ, đang sinh sống tại Úc và không hề có mặt trong ngày "Sài Gòn sụp đổ".

"Khi tôi còn ở Việt Nam, những gì tôi biết đều qua sách vở. Nhưng đến khi qua Úc, được tiếp xúc với những người tị nạn, tôi hiểu rằng đây là một sự kiện đau thương, tạo ra một làn sóng những người Việt tị nạn trên khắp thế giới. Tôi nhìn nhận đây không phải là ngày giải phóng, vì những người Việt sống ở Sài Gòn không hề chấp nhận ai giải phóng họ. Tôi mong các bạn trẻ tìm hiểu lịch sử, để có thể hàn gắn vết thương chiến tranh để lại", anh Minh Vũ chia sẻ.

"Tôi đặt ra câu hỏi vì sao sự phát triển Việt Nam lại chậm như vậy so với thế giới... Tôi không cho rằng 30/4 nên là ngày ăn mừng, đây nên là một ngày đánh dấu một ký ức đã qua. Không nên kỷ niệm rình rang, ai thắng ai thua đều là người Việt. Đúng hay sai lịch sử sẽ có phán xét. Theo ý kiến của tôi, trong nước thường tổ chức rình rang, như một hình thức tuyên truyền", anh Hoàng Lê cho SBS biết.

"Tôi hiểu và thông cảm với câu chuyện của những người Việt tị nạn. Họ mất tất cả, mất người thân, bỏ lại tài sản để bỏ chạy. Là một người trẻ, tôi nghĩ chúng ta cần phải học và hiểu lịch sử theo nhiều chiều khác nhau. Không nên chỉ học lịch sử kiểu một chiều”, chị Quyên Lê chia sẻ.


Share