2019: một năm đầy biến động và bất an

Pro-democracy supporters celebrate anniversary in Hong Kong

Pro-democracy supporters celebrate anniversary in Hong Kong Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Năm 2019 đánh dấu sự kết thúc của một thập niên đầy những xáo trộn và bất ổn, thế nhưng cũng có những thay đổi tích cực về xã hội. Bên cạnh các kết quả bầu cử gây sốc, các cuộc biểu tình và thiên tai, thì cũng có các dấu hiệu của hy vọng.


Nếu có một con người mà gương mặt và tiếng nói đồng nghĩa với năm 2019, thì đó có lẽ là Greta Thunberg.

Cô bé 16 tuổi nầy, chào đời vào ngày 3 tháng giêng năm 2003 tại Thụy điển, đã tạo nên cảm hứng cho mọi học sinh và sinh viên bãi học và đòi hỏi phải có hành động về thay đổi khí hậu.

Hồi tháng 8, cô bé đã vượt Đại tây Dương để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động về Khí hậu của Liên hiệp quốc và đã gởi một thông điệp mạnh mẽ đến các nhà lãnh đạo thế giới.

“Tất cả chuyện nầy là hoàn toàn sai lầm, tôi chẳng nên có mặt tại đây, mà nên trở lại mái trường ở bên kia bờ đại dương".

"Thế nhưng tất cả quí vị đã đến và mang lại cho những người trẻ chúng tôi những hy vọng. Sao quí vị lại làm như vậy?

"Quí vị đã đánh mất những ước mơ của tôi ở thời thơ ấu, với những lời lẽ sáo rỗng của quí vị".

"Mọi người đang đau khổ và chết dần chết mòn, cũng như toàn thể hệ sinh thái bị sụp đổ”, Greta Thunberg.

Sự giận dữ đối với các chính phủ và nhà cầm quyền, là chủ đề thường xuyên trong năm nay.

Các cuộc biểu tình tại Venezuela chống lại chính phủ Nicolas Maduro, hiện diễn ra từ tháng giêng đầu năm.

Còn tại Iraq, có ít nhất 424 người chết và gần 9 ngàn người khác bị thương, kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu hồi tháng 10.

Thế nhưng một số các vụ bạo động, hầu như không thể dàn xếp được, đã xảy ra tại Hong Kong.

Vốn từng là một trung tâm kinh tế của Á châu, Hong Kong nay trở thành một khu vực đầy tranh chấp.

Các cuộc biểu tình lớn lao diễn ra hồi tháng 6, sau khi nhà cầm quyền Hong Kong giới thiệu luật dẫn độ, theo đó cho phép việc dẫn độ các tội phạm về Hoa Lục.

Đạo luật đã bị rút lại một vài tháng sau đó, thế nhưng tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục, với cảnh sát đụng độ với thường dân trên khắp thành phố.

Nhà tranh đấu cho dân chủ là Joshua Wong hay Hoàng Chí Phong, có mặt ở tuyến đầu các cuộc biểu tình.

Cũng có các cuộc biểu tình tại Anh quốc, khi vấn đề Brexit nổi bật lên hàng đầu.

Thủ tướng Theresa May đã từ chức hồi tháng 5, sau khi không thể thông qua đạo luật Brexit của bà tại Quốc hội đến 3 lần.

“Tôi đã hành động như vậy mà không có ý đồ gì cả, thế nhưng với lòng biết ơn lớn lao và sự chịu đựng bền bỉ, khi có cơ hội được phục vụ đất nước thân yêu mà tôi luôn yêu mến”.

Bà May đã được ông Boris Johnson, một lãnh tụ của đảng Bảo thủ thay thế.

Bất chấp thất bại nhiều lần vào lúc đầu khi nhận chức Thủ tướng, ông nầy đã đạt được đa số phiếu trong cuộc bầu cử ngắn ngủi vào tháng chạp.

“Chính phủ Bảo thủ của quốc gia nầy đã nhận được sự ủy nhiệm mới hết sức lớn lao, để hoàn tất tiến trình Brexit”.

Còn tại Úc, Thủ tướng Scott Morrison bất chấp mọi tiên đoán, đã giữ được chính phủ trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5.

Trước đó các cuộc thăm dò công luận cho thấy đảng Lao động do ông Bill Shorten lãnh đạo sẽ chiến thắng, thế nhưng ông Morrison một người sùng đạo Thiên chúa giáo, đã thắng được 77 ghế để thành lập một chính phủ đa số.

“Tôi luôn luôn tin tưởng ở những điều kỳ diệu và tối nay chúng ta đã được một ân sủng mới”.
“Tôi rất sung sướng nhận được quốc tịch và cuối cùng chẳng có quốc gia nào và chẳng có ai còn theo dõi tôi nữa, vì nay tôi là một công dân Úc”, Hakeem Al-Araibi.
Trong năm nay, phần lớn nước Úc đã chịu đựng nạn hạn hán chưa từng có, cùng một số trận cháy rừng trước khi muà hè bắt đầu.

Ngọn lửa cũng thiêu rụi rừng nhiệt đới ở Brazil, nêu lên báo động về tương lai của nạn thải khí trên thế giới, xuống mức thấp nhất.

Còn trong những tuần lễ trước Phục sinh, người dân Paris kinh hoàng trước hình ảnh mái của thánh đường Notre Dame, bị sụp đổ trong lửa đỏ.

Trong khi hầu hết những vật thiêng liêng trong nhà thờ không bị thiệt hại, thì ngọn tháp của nhà thờ đã bị phá hủy và cuộc quyên góp đến một tỷ đô la đã được hứa hẹn, để tu sửa thắng tích nầy.

Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump tiếp tục chế ngự các tin tức hàng đầu, trong suốt năm 2019.

Ông tỏ ra xem thường viễn tượng bị luận tội vào năm 2020.

Chủ tịch Hạ Viện thuộc phe Dân chủ là bà Nancy Pelosi dẫn đầu cuộc điều tra luận tội.

“Tổng thống thừa nhận đã yêu cầu Tổng thống Ukrain phải hành động và điều nầy sẽ làm lợi cho ông ta về mặt chính trị".

"Hành động của Tổng thống tiết lộ sự kiện mất danh dự về việc ông ta phản bội lại lời thề khi nhậm chức, đi ngược lại an ninh quốc gia và phản bội lại sự đoàn kết trong các cuộc bầu cử của chúng ta”, Nancy Polesi.

Trong khi đó, nạn khủng bố, tiếp tục gây khiếp đảm trên khắp thế giới.

Có 51 người chết tại Christchurch, sau khi một người Úc cực đoan theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng, đã tấn công hai thánh đường Hồi giáo, khi nổ súng bắn gục các tín đồ không có cách nào tự vệ.

Để đối phó chuyện nầy, Thủ tướng Tân tây Lan là bà Jacinda Ardern nói rõ trong thông điệp của mình là, nạn kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa cực đoan, không bao giờ có đất sống tại quốc gia của bà.

“Chúng ta không có chọn lựa nào khác trước hành động bạo lực nầy, do chúng ta chẳng tha thứ cho nạn kỳ thị chủng tộc, bởi vì nơi nầy là một nơi dung thân của những kẻ cực đoan".

"Chúng ta được chọn là do sự kiện mới nhất, là chúng ta chẳng có những điều nói trên”, Jacinda Ardern.

Một tháng sau chủ nhật Phục sinh, các nhà thờ và khách sạn tại Sri Lanka đã bị tấn công trong một vụ nổ bom cảm tử có phối hợp, do một nhóm cực đoan Hồi giáo địa phương ra tay, giết chết 259 người và làm bị thương hơn 500 người khác.

Nhóm khủng bố IS cũng yếu đi tại Syria, thế nhưng hoà bình tại vùng nầy vẫn là một hy vọng khó đạt được, sau khi ông Donald Trump loan báo rút quân Mỹ hồi tháng 10.

Việc nầy diễn ra trước cuộc tiến quân của Thổ nhỉ Kỳ.

Thế nhưng giữa các bíên cố đầy xáo trộn của năm 2019, cũng có chuyện những người dân Úc vượt qua những khó khăn.

Hồi tháng 2, cầu thủ tỵ nạn bị giam giữ là Hakeem Al Araibi đã được nhà cầm quyền Thái Lan trả tự do, sau 2 tháng bị giam giữ tại quốc gia nầy.

Anh nầy là công dân xứ Bahrain bị giam giữ tại Bangkok hồi tháng 11 khi đi hưởng tuần trăng mật tại Thái Lan, theo yêu cầu của chính quyền Bahrain.

Sau đó người ta được biết vụ bắt giữ El-Araibi, sau một lỗi lầm về mặt hành chính của nhà cầm quyền Úc, vốn không thông báo với các giới chức quốc tế, về tình trạng tỵ nạn của anh nầy được chấp nhận định cư ở Úc.

Ngay khi trở lại Úc, anh nầy nhận được quốc tịch của Úc.

“Tôi rất sung sướng nhận được quốc tịch và cuối cùng chẳng có quốc gia nào và chẳng có ai còn theo dõi tôi nữa, vì nay tôi là một công dân Úc”, Hakeem Al-Araibi.

Còn cây vợt nữa Ash Barty đã vui hưởng một mùa quần vợt thành công vượt bực, khi đạt hạng 1 về quần vợt nữ thế giới, cùng đại giải đầu tiên tại giải Quần vợt Pháp Quốc Mở rộng.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share