WHO đặt tên các biến thể COVID-19 theo bảng chữ cái Hy Lạp để tránh ‘kỳ thị và phân biệt đối xử’

Các biến thể COVID-19 được phát hiện lần đầu ở Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ, giờ đây sẽ được gọi là biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta, trong một nỗ lực của WHO nhằm tránh sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

A file photo of the WHO's technical lead on the coronavirus pandemic, Maria van Kerkhove.

A file photo of the WHO's technical lead on the coronavirus pandemic, Maria van Kerkhove. Source: Getty

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã .


Highlights:

  • WHO sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho các biến thể của COVID-19
  • Động thái này là nhằm tránh nạn “kỳ thị và phân biệt đối xử”
  • Các tên gọi cũ như B.1.1.7.2 hay B.1.617 vẫn sẽ được giới khoa học sử dụng

“Chúng sẽ không thay thế các tên khoa học hiện có, nhưng nhằm hỗ trợ cho việc thảo luận trong công chúng,” bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO nói.

Theo hệ thống mới, biến thể Anh quốc (B.1.1.7) sẽ được gọi là Alpha, biến thể Nam Phi (B.1.351) là Beta, còn biến thể Brazil (P.1) là Gamma.

Biến thể được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ (B.1.617) được chia thành các dòng phụ, trong đó biến thể B.1.617.2 được gọi là Delta, và biến thể B.1.617.1 được gọi là Kappa.
Trước đó WHO đã cố gắng tìm kiếm một cách gọi đơn giản hơn cho các biến thể của COVID-19 trong nhiều tháng qua, do một biến thể có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau.

Chẳng hạn, trong khi thế giới gọi biến thể được phát hiện lần đầu tiên tại Anh quốc là “biến thể Anh”, thì người dân nước này lại gọi nó là “biến thể Kent”, một quận ở đông nam nước Anh.

Những tên gọi như B.1.1.7.2 hay B.1.617 vẫn sẽ được sử dụng trong giới khoa học.

“Mặc dù chúng mang lại những lợi ích nhất định, những tên khoa học này có thể khó nói, khó nhớ và dễ bị tường thuật sai,” WHO viết trong thông cáo.

“Do đó, mọi người thường gọi tên các biến thể theo nơi phát hiện ra chúng, dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

“Để tránh điều này và để đơn giản hóa truyền thông đại chúng, WHO khuyến khích giới hữu trách, các tổ chức truyền thông và những người khác áp dụng cách gọi mới này.”
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một đạo luật về tội ác thù hận nhằm bảo vệ những người Mỹ gốc Á đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công trong đại dịch COVID-19.

Các nhóm chống chủ nghĩa cực đoan tại Mỹ cho biết số lượng các vụ tấn công và tội ác thù hận nhắm vào người Mỹ gốc Á đã bùng nổ kể từ đầu cuộc khủng hoảng.

Họ đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc” (“China virus”).

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 1 June 2021 8:56pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends