Úc hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi trong vấn đề visa, giáo dục và năng lượng đối với các nước Đông Nam Á

Một số loại visa sẽ được gia hạn, thêm học bổng đại học được cấp, và năng lượng sạch một số những hứa hẹn từ Úc trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN.

Two men in black suits shake hands in front of colourful flags

Prime Minister of Lao, Sonexay Siphandone, left, and Australian Prime Minister Anthony Albanese shake hands following a joint press conference at the conclusion of the ASEAN-Australia Special Summit. Source: AAP / Hamish Blair

Key Points
  • Thủ tướng Anthony Albanese chủ trì cuộc họp với 9 nhà lãnh đạo ASEAN và hàng trăm đại diện tại Melbourne.
  • Ông Albanese cho hay vận mệnh nước Úc là ở Đông Nam Á hơn bất cứ nơi nào trên thế giới và ông bày tỏ lo ngại về hành vi gây mất ổn định ở biển Đông.
  • Các lãnh đạo ASEAN cũng nhấn mạnh khẳng định về việc cần thiết duy trì hòa bình tại biển Đông.
Các nhà lãnh đạo của Úc và Đông Nam Á đã cảnh báo về những hành động có thể gây nguy hại đến hòa bình ở vùng biển Đông, sau những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Philippines trong vùng biển có tranh chấp.

Các quốc gia Đông Nam Á sẽ sát cánh cùng Úc chống lại ảnh hưởng và sự xâm lược của Trung Quốc.

Đó là một trong những thông điệp được đưa ra từ hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày cuối cùng do Thủ tướng Anthony Albanese chủ trì tại Melbourne.

Cam kết của Úc nhằm cải thiện khả năng tiếp cận visa cho khu vực và quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ đô la là một trong những thông báo chính của hội nghị.

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo cho biết:

“Chúng tôi phấn đấu vì một khu vực mà sự khác biệt được giải quyết thông qua đối thoại tôn trọng, chứ không phải đe dọa hay sử dụng vũ lực.

“Chúng tôi nhắc lại cam kết mạnh mẽ của mình trong việc hợp tác cùng nhau để giải quyết các thách thức chung, duy trì cấu trúc khu vực dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế và định hình tương lai chung của khu vực chúng ta.”

Cách tiếp cận của ASEAN về vấn đề biển Đông

Ngoại trưởng Penny Wong thừa nhận quan điểm khác nhau giữa các nhà lãnh đạo về cách tốt nhất để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng cũng nói rằng các nhà lãnh đạo ASEAN thống nhất về sự ổn định.

Bà nói với ABC TV hôm thứ Tư: “Thay vì suy nghĩ về những gì có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra, chúng ta nên tập trung vào những gì chúng ta muốn bảo vệ, những gì chúng ta muốn bảo đảm để duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng.”

Trung Quốc và Philippines đã vướng vào một cuộc đối đầu căng thẳng vào năm ngoái khi các tàu Trung Quốc truy đuổi và bao vây các tàu Philippines ở một phần Biển Đông mà một số quốc gia tuyên bố chủ quyền nhưng hiện nằm dưới sự kiểm soát của Philippines.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” của mình.

Một tòa án quốc tế đã ra phán quyết vào năm 2016 rằng đường này không có cơ sở pháp lý cho yêu sách của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã phớt lờ quyết định đó và tiếp tục khẳng định tính hợp pháp của đường này.

Tranh chấp lãnh thổ bùng phát trong những ngày gần đây, khi một quan chức Philippines tuyên bố 4 thành viên thủy thủ đoàn của lực lượng bảo vệ bờ biển đã bị thương khi một tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng và các hành vi nguy hiểm.

“Bản thân tôi và nước Úc đều lo ngại về bất kỳ hành vi không an toàn và gây bất ổn nào ở Biển Đông,” ông Albanese nói với các phóng viên hôm thứ Tư.

“Điều này nguy hiểm và tạo ra nguy cơ tính toán sai lầm, từ đó có thể dẫn đến leo thang căng thẳng.”

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN thừa nhận “lợi ích của việc coi Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.

“Chúng tôi khuyến khích tất cả các nước tránh mọi hành động đơn phương gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.”

Tuyên bố cũng mở rộng ra ngoài khu vực, kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức và lâu dài ở Gaza, thả con tin dân sự và lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường.
Two men in brown shirts hold koalas and a man in a navy suit pats them
Prime Minister Anthony Albanese with koalas at the Leaders retreat during the 2024 ASEAN-Australia Special Summit. Source: AAP / David Crosling

Những thay đổi về vấn đề thị thực

Theo khuyến nghị của Báo cáo Đầu tư: Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 năm ngoái, chính phủ Úc sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị thực cho một số người Đông Nam Á.

Thị thực dành cho khách doanh nhân sẽ được gia hạn từ ba đến năm năm và loại khách du lịch thường xuyên sẽ được giới thiệu, cung cấp thị thực 10 năm cho các Quốc gia Thành viên ASEAN đủ điều kiện.

Chuyển đổi năng lượng

Một số mục tiêu của ASEAN tập trung vào việc chuyển đổi khu vực phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng sạch, vì điều này sẽ cần sự giúp đỡ của Úc với tư cách là quốc gia xuất khẩu lớn nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo.

Úc đã công bố Gói hợp tác năng lượng để hỗ trợ chính sách và quy hoạch năng lượng khu vực do ASEAN chủ trì, mà các nhà lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của gói này.

Họ cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi hoan nghênh cam kết của Úc trong việc xây dựng một ngành năng lượng sạch bền vững và mở ra cơ hội về thương mại, việc làm và đầu tư xanh. Chúng tôi cam kết tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào nền kinh tế xanh”.

Gói hợp tác năng lượng cũng bao gồm Cửa sổ Năng lượng sạch và Khí hậu (Climate and Clean Energy Window) cụ thể trị giá 10 triệu đô la như một phần của Quỹ Đối tác giữa Chính phủ Úc với Chính phủ Đông Nam Á được công bố vào năm 2023, nhằm giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu.

Những kế hoạch về giáo dục

Úc tuyên bố sẽ tài trợ 75 học bổng, một số do các trường đại học Úc đồng tài trợ và 55 học bổng dành cho các nhà lãnh đạo mới nổi trong khu vực.

Hơn nữa, chính phủ sẽ thành lập Trung tâm ASEAN-Úc tại Canberra, tập trung vào việc tăng cường kết nối kinh doanh, giáo dục, văn hóa và cộng đồng.

Gói này bao gồm đào tạo tiếng Anh ở Đông Timor khi quốc gia nhỏ bé này nỗ lực gia nhập khối khu vực quan trọng và cấp học bổng mới cho các nhà lãnh đạo mới nổi đến học tập tại Úc.


Share
Published 7 March 2024 1:38pm
By Madeleine Wedesweiler
Source: SBS


Share this with family and friends