Vì sao Melbourne dễ bị bùng dịch COVID-19 hơn các thành phố khác tại Úc?

Trong lúc Melbourne trải qua đợt phong toả thứ tư, nhiều chuyên gia đã đưa ra một số nguyên do khiến nơi này dễ bị bùng dịch hơn các thành phố khác. Liệu có phải do thời tiết, dân số, mạng lưới giao thông công cộng, hay chỉ là do kém may mắn?

People lining up outside a mass vaccination centre in Melbourne on 5 June, 2021.

People lining up outside a mass vaccination centre in Melbourne on 5 June, 2021. Source: Getty

Tiểu bang Victoria có số lần phong toả nhiều nhất nước Úc – hơn 160 ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Trong khi đó, các tiểu bang khác đã kiểm soát thành công các vụ bùng phát mà không cần phải áp đặt lệnh phong toả kéo dài.

Vậy nguyên nhân là do đâu?

Giao thông công cộng

Một số chuyên gia cho rằng mạng lưới giao thông công cộng ở Melbourne được kết nối tốt, giúp mọi người dễ dàng đi lại hơn so với các thành phố khác như Sydney.

Theo giáo sư Mary-Louise McLaws thuộc Đại học NSW, cách thức người dân Melbourne sử dụng phương tiện công cộng khác với Sydney.

“Cả Sydney và Melbourne đều sử dụng phương tiện giao thông công cộng với mức độ ngang bằng nhau, thế nhưng tại Sydney, người dân dùng nó để di chuyển từ nhà đến chỗ làm, và sau đó đi thẳng về nhà, bởi vì khoảng cách đi lại khá xa,” bà nói với .

“Còn tại Melbourne, người dân có thể sử dụng nó để đi làm, nhưng cũng có thể sử dụng nó để tận hưởng những thứ trong khu vực CBD như quán rượu, nhà hàng, tiệm kem, tất cả những thứ nổi tiếng tại Melbourne.

“Và điều đó hỗ trợ việc di chuyển và giao tiếp xã hội của giới trẻ, vốn có nguy cơ lây truyền cao hơn.”

Tuy nhiên, số liệu của Nha thống kê Úc hồi năm 2016 lại cho thấy tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Sydney là 27%, trong khi ở Melbnourne chỉ có 19%.

Khoảng cách di chuyển cũng không khác biệt nhiều: 16.5 km ở Sydney so với 16.8 km ở Melbourne.

Giao tiếp xã hội

Melbourne cũng được cho là có dân số trẻ, và có nhiều cộng đồng di dân gắn bó với nhau hơn.

Các cuộc tụ tập xã hội, đặc biệt là các buổi họp mặt riêng tư trong nhà, được cho là những yếu tố góp phần làm bùng phát dịch bệnh.

Giáo sư McLaws cho biết những người trong độ tuổi 20-39 bị nhiễm virus nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác.

“Họ có nhiều mối quan hệ xã hội hơn và họ cũng có nhiều việc làm hơn, và có lẽ mức độ giao tiếp xã hội cũng là một yếu tố,” bà nói.

Tuy nhiên, số liệu từ Nha Thống kê Úc bác bỏ nhận định rằng Melbourne có dân số trẻ hơn Sydney – kết quả cuộc điều tra dân số năm 2016 cho thấy độ tuổi trung bình ở cả hai thành phố là 36.

Liz Allen, nhà nhân khẩu học thuộc Đại học Quốc gia Úc nói với tờ  rằng giữa Melbourne và Sydney “không có sự khác biệt rõ rệt” khi xét đến những đặc điểm nhân khẩu học chính.

“Những mâu thuẫn này cũng lâu đời như bản thân các thành phố. Điều khiến cho các tin đồn dễ lan truyền là vì nó phù hợp với định kiến ​​của chúng ta và nó khơi gợi những cảm xúc,” bà nói.
Health workers conduct COVID-19 testing at the Montague St centre in South Melbourne.
Health workers conduct COVID-19 testing at the Montague St centre in South Melbourne. Source: AAP

Thời tiết

COVID-19 dường như lây nhiễm nhanh hơn trong thời tiết lạnh.

Melbourne là thành phố đông dân nhất ở miền nam nước Úc, điều đó có nghĩa là nơi này cũng dễ bị bùng dịch COVID-19 hơn so với các thành phố khác ở phía bắc, vốn có khí hậu ấm hơn.

Ở bắc bán cầu, các ca nhiễm COVID-19 cũng tăng vọt trong những tháng mùa đông. Đây là bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa thời tiết và sự lây truyền virus.

Mọi người cũng có xu hướng tụ tập trong nhà nhiều hơn vào mùa đông, vốn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với ngoài trời.

Tuy nhiên, ngay cả khi thời tiết có tác động đến sự bùng dịch ở Victoria thì điều đó cũng không đáng kể.

“Nó có thể có tác động nhưng không nhiều như chúng ta vẫn hay nói – nó có thể tinh tế hơn một chút,” nhà dịch tễ học hàng đầu Catherine Bennett nói.

Các yếu tố khác

Hệ thống quét mã QR, chương trình cách ly trong khách sạn, và quá trình truy vết tiếp xúc cũng được cho là góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh yếu kém ở Melbourne.

Đặc biệt, yếu tố “may rủi” cũng được đề cập tới.

Nghiên cứu cho thấy 80% các ca nhiễm cộng đồng có nguồn gốc từ 19% những trường hợp “siêu lây nhiễm” (super-spreader).

Trong khi đó, khoảng 70% những người mắc bệnh lại không lây truyền virus cho người khác.

Bà Allen cũng nói rằng việc đổ lỗi cho di dân hoặc dân số trẻ là sai lầm và vô ích, trong khi các yếu tố mang tính hệ thống như y tế công cộng hoặc sự may rủi có thể có liên quan ở đây.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 7 June 2021 5:59pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends