Thử nghiệm vắc-xin ngừa COVID-19 của Đại học Oxford đã bị tạm dừng

Niềm mong chờ một loại vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ sớm có mặt vào đầu năm sau có lẽ không thành hiện thực khi Đại học Oxford vừa công bố những cuộc thử nghiệm không đạt hiệu quả về mặt an toàn.

Deputy Chief Medical Officer Dr Nick Coatsworth

Source: AAP

Highlights
  • Úc đã ký một thỏa thuận mua vắc-xin của công ty AstraZeneca nếu các cuộc thử nghiệm thành công.
  • Công ty dược phẩm này vừa thông báo tạm dừng thử nghiệm để điều tra độc lập vì một người tham gia có phản ứng nghiêm trọng.
  • Tuy nhiên chính phủ Úc nói rằng điều đó không có nghĩa là thỏa thuận mua vắc-xin bị hủy bỏ.
Các cuộc thử nghiệm vắc-xin ngừa coronavirus của Đại học Oxford và công ty AstraZeneca đã bị tạm dừng sau khi một người tham gia thử nghiệm bị phản ứng nghiêm trọng.

Hồi tháng trước, chính phủ Úc đã ký thỏa thuận đặt mua 33 triều liều vắc-xin từ công ty AstraZeneca, dự định sẽ triển khai việc tiêm vắc-xin miễn phí cho người dân vào đầu năm sau nếu như các cuộc thử nghiệm thành công.

Công ty AstraZeneca xác nhận cuộc thử nghiệm đã bị tạm dừng tự nguyện sau khi một người tham gia thử nghiệm ở Anh đã bị bệnh chưa rõ lý do, và một ủy ban điều tra độc lập sẽ xem xét riêng sự kiện này.
“Đây là quy trình thực hiện bất cứ khi nào có một người tham gia bị bệnh không rõ nguyên nhân, và trong lúc đang chờ điều tra, chúng tôi vẫn bảo đảm duy trì tính nhất quán của những cuộc thử nghiệm,” công ty AstraZeneca thông báo trong một văn bản.

“Trong những cuộc thử nghiệm lớn, chuyện này vẫn có khả năng xảy ra nhưng phải được điều tra độc lập để rà soát cẩn thận.

“Chúng tôi đang làm việc để nhanh chóng xem xét chuyện này, nhằm giảm thiểu bất cứ ảnh hưởng nào đến tiến trình thử nghiệm. Chúng tôi cam kết tính an toàn cho những người tham gia và thực hiện tiêu chuẩn cao nhất trong quá trình thử nghiệm.”
Phát ngôn nhân của AstraZeneca xác nhận việc tạm dừng thử nghiệm vắc-xin cũng bao gồm cả những cuộc thử nghiệm ở Mỹ và các quốc gia khác.

Phó ban Y tế Nick Coatsworth nói việc tạm dừng thử nghiệm không có nghĩa là thỏa thuận mua vắc-xin cũng bị hủy bỏ, nhưng cần phải điều tra phản ứng của người tham gia thử nghiệm.

Tiến sỹ Coatsworth nói rằng ông không có gì lo ngại về việc cuộc thử nghiệm bị tạm dừng, đồng thời khen ngợi sự minh bạch của quá trình thử nghiệm.

“Chúng ta phải nhớ rằng có hàng chục nghìn người hiện đã được tiêm vắc xin Oxford này. Đây là bằng chứng cho thấy sự nghiêm ngặt và trọng tâm an toàn mà mọi người đang đặt ra trong việc phát triển vắc xin," tiến sỹ Coatsworth trả lời trên đài Nine vào sáng nay.

"Chúng tôi sẽ xem những báo cáo về vắc-xin Oxford xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta loại bỏ vắc-xin này."

Tiến sỹ Coatsworth cho biết chính phủ Úc đã đầu tư vào nhiều công nghệ khác nhau, nhiều loại vắc-xin tiềm năng khác nhau để phòng ngừa trường hợp một loại vắc-xin nào đó không hiệu quả.
Hồi cuối tháng trước công ty AstraZeneca đã bắt đầu tuyển dụng 30,000 người ở Mỹ cho cuộc nghiên cứu vắc-xin lớn nhất của công ty này.

Công ty này cũng thử nghiệm vắc-xin trên hàng ngàn người tham gia ở Anh, và những cuộc thử nghiệm nhỏ hơn ở Brazil và Nam Phi.

Ở Hoa Kỳ có hai loại vắc-xin khác cũng đang trong các cuộc thử nghiệm lớn giai đoạn cuối, một là của công ty Moderna Inc và một của công ty Pfizer và BioNTech của Đức. Các nghiên cứu thử nghiệm cũng đã tuyển dụng khoảng 2/3 người tình nguyện tham gia cần thiết.

Công ty AstraZeneca và 8 công ty dược phẩm khác mới đây vừa ra một thông báo bất thường, trong đó cam kết rằng họ sẽ nâng tiêu chuẩn khoa học và đạo đức lên mức cao nhất trong việc phát triển vắc-xin của họ.

Thông báo này được ban hành sau khi có những lo ngại về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gây áp lực cho Ủy ban Quản lý Thực phẩm và Thuốc men để chấp thuận một loại vắc-xin trước khi nó được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

Phía Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc phát triển nhanh chóng nhiều loại vắc-xin chống COVID-19. Nhưng người dân lo ngại rằng một loại vắc-xin không an toàn và không hiệu quả có thể là một thảm họa, phá hủy mọi nỗ lực tiêm vắc-xin của hàng triệu người Hoa Kỳ.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 9 September 2020 12:06pm
Updated 9 September 2020 7:26pm

Share this with family and friends