NSW: 91% tin tuyển dụng bằng tiếng Việt đưa ra mức lương ‘bất hợp pháp’

Theo một khảo sát mới, người lao động nhập cư tại Úc đang bị nhắm mục tiêu bởi các mẩu quảng cáo tuyển dụng với mức lương bất hợp pháp.

Casual workers, experts and trade unions have expressed concern that new workplace reforms could lead to further job insecurity.

Casual workers, experts and trade unions have expressed concern that new workplace reforms could lead to further job insecurity. Source: Getty

Highlights
  • Khoảng 90% tin tuyển dụng bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh tại NSW đưa ra mức lương bất hợp pháp
  • Đại dịch COVID-19 khiến tình trạng bóc lột tiền lương nhân công trở nên tồi tệ hơn
  • Fair Work Ombudsman đã giảm bớt các cuộc điều tra nơi làm việc trong năm 2020
Tổ chức nghiệp đoàn Unions NSW đã kiểm tra hơn 3,000 tin tuyển dụng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Hoa, Hàn, Việt, Nepal, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – và phát hiện 88% công việc bị trả dưới mức lương căn bản.

Thư ký Unions NSW Mark Morey cho biết đã có một sự gia tăng đáng lo ngại về tình trạng bóc lột công nhân trong đại dịch coronavirus.

“COVID đã có tác động đáng kể đến việc các nhà tuyển dụng lợi dụng những người lao động đang cần tiền và cần công việc,” ông nói với các phóng viên.

“Họ đã sử dụng nó như một vỏ bọc để bóc lột công nhân hơn nữa, đặc biệt là những người giữ visa tạm trú... điều đó phải bị loại trừ và chấm dứt ngay hôm nay.”

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ tin tuyển dụng với mức lương bất hợp pháp đã tăng hơn 14% trong đại dịch, trong đó 91% tin tuyển dụng bằng tiếng Việt đưa ra mức lương dưới quy định của pháp luật.

Mức lương thấp nhất được quảng cáo là $8/giờ cho thợ làm móng, tiếp đến là $10/giờ.
Secretary of Unions NSW Mark Morey.
Secretary of Unions NSW Mark Morey. Source: AAP
Trong các hội nhóm của người Việt tại Úc trên Facebook, không khó để tìm thấy những mẩu rao vặt tuyển dụng với mức lương "thoả thuận", "trả theo năng lực"...

Nhiều người cho rằng do tình trạng cạnh tranh cao, khó xin việc, hoặc do muốn làm nhiều hơn số giờ quy định, nên nhiều du học sinh đã chấp nhận làm việc với mức lương rẻ mạt.

Bên cạnh đó, nhiều công dân hoặc thường trú nhân Úc, mặc dù đang nhận trợ cấp của chính phủ nhưng vẫn đi làm thêm nhận tiền mặt, khiến mức lương trung bình của những công việc này đi xuống.

Kêu gọi có thêm những biện pháp bảo vệ cho người lao động nhập cư

Một người lao động gốc Hoa tên là Leon nói với  rằng anh đã phải chấp nhận mức lương $13/giờ trong một nhà hàng ở Sydney hồi năm ngoái vì thiếu cơ hội việc làm.

“Tôi cảm thấy lo lắng, tôi không còn cách nào khác vì chỉ vừa tới Úc và không thể tìm được công việc tốt hơn,” anh nói.

Leon cho biết vào thời điểm đó anh không hề hay biết về mức lương căn bản và các quyền lợi nơi làm việc tại Úc.

“Tôi ước gì có những luật lệ giới hạn nhà tuyển dụng để họ không thể bóc lột công nhân từ Trung Quốc và các nước khác,” anh nói.
Leon says he was paid just $13 an hour at a Chinese restaurant.
Leon says he was paid just $13 an hour at a Chinese restaurant. Source: SBS News
Bản phúc trình cũng đưa ra những khuyến nghị đối với luật lao động, bao gồm cấm quảng cáo việc làm với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu, và bỏ giới hạn 20 giờ làm việc/tuần đối với sinh viên quốc tế nhằm hạn chế hình thức trả lương bằng tiền mặt.

Một cựu du học sinh là cô Iris Yao từng được trả $7/giờ khi làm việc tại một nhà hàng Trung Quốc.

“Bóc lột tiền lương là một vấn đề rất nghiêm trọng,” cô nói với SBS News. “Điều quan trọng là sinh viên quốc tế cần biết mức lương tối thiểu để có thể tự bảo vệ mình.”
University student Iris Yao.
University student Iris Yao. Source: SBS News

Đại dịch COVID-19 làm dấy lên lo ngại về tình trạng ăn chặn tiền lương

Báo cáo của Unions NSW cho rằng việc những người lao động giữ visa tạm trú không được nhận trợ cấp JobSeeker và JobKeeper từ chính phủ liên bang có thể đã góp phần vào việc gia tăng tình trạng bóc lột. 

“Cuộc khủng hoảng đang trở nên tồi tệ hơn do COVID-19 – không có JobSeeker và JobKeeper, những người lao động giữ visa tạm trú tại đất nước này bị buộc phải làm bất kỳ công việc nào họ tìm được để tồn tại,” ông Morey nói.

Nghiệp đoàn cũng cho biết Fair Work Ombudsman đã bị hạn chế trong việc tiến hành các cuộc điều tra trong đại dịch COVID-19.

Trong một thông cáo, Fair Work Ombudsman (FWO) xác nhận các cuộc điều tra nơi làm việc đã bị đình chỉ một phần trong năm 2020.

Tuy nhiên, một phát ngôn nhân của FWO cho biết họ vẫn tiếp tục thực thi luật lao động theo cách thức phù hợp.

Các vấn đề liên quan đến người lao động có nguồn gốc di dân hiện đang được ưu tiên vì họ dễ bị bóc lột.

Fair Work Ombudsman đã tiến hành 24 vụ kiện liên quan đến người lao động giữ visa tạm trú trong năm 2019-20 và giúp thu hồi khoảng $1.7 triệu đô la cho những người này, cùng với gần $3 triệu đô là tiền phạt đối với các nhà tuyển dụng.

Hồi tuần trước, chính phủ liên bang đã công bố kế hoạch , với mức phạt lên đến 4 năm tù.

Theo quy định mới, mỗi cá nhân vi phạm có thể bị phạt đến $1.1 triệu đô la, trong khi các công ty có thể chịu mức phạt lên đến $5.5 triệu đô la.

Các hình phạt dân sự đối với việc trả lương thấp cũng tăng 50%.

Phát ngôn nhân của Tổng trưởng Quan hệ Kỹ nghệ Christian Porter nói rằng đợt cải tổ này bao gồm “các biện pháp bảo vệ mới đáng kể chống lại việc bóc lột” đối với tất cả công nhân Úc, bao gồm cả người nhập cư.

Người phát ngôn cho biết chính phủ cũng có hành động trực tiếp nhằm xử lý các quảng cáo tuyển dụng sai quy định, “bằng cách đưa ra một lệnh cấm mới đối với các nhà tuyển dụng quảng cáo mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu.”

Phát ngôn nhân đối lập đặc trách quan hệ kỹ nghệ Tony Burke nói rằng hiện có quá nhiều công nhân bị bóc lột tại Úc.

“Chúng ta có quá nhiều người bị trả lương thấp ở đất nước này,” ông nói. “Chúng ta có quá nhiều người ở trong hoàn cảnh mà họ cảm thấy mình không có quyền lợi gì cả.”

Cuộc khảo sát nói trên được thực hiện từ tháng 12/2019 đến tháng 8/2020 với phần lớn các mẩu quảng cáo trong lĩnh vực vệ sinh, nhà hàng - khách sạn, bán lẻ, xây dựng và làm đẹp.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 15 December 2020 3:01pm
Updated 12 August 2022 3:09pm
By Tom Stayner, Đăng Trình

Share this with family and friends