Nhiều chuyên gia y khoa phản đối việc kiểm tra ma túy đối với người nhận phúc lợi

Hơn 1,000 chuyên gia y khoa đã ký đơn phản đối việc xét nghiệm ma túy đối với người nhận phúc lợi, họ cho rằng điều này chỉ gây chia rẽ xã hội và làm gia tăng tỷ lệ phạm tội.

The government plans to roll out drug testing next year at sites including Logan, Queensland

Kế hoạch triển khai kiểm tra ma túy đối với người nhận phúc lợi sẽ bắt đầu vào năm sau Source: AAP

Các nhân viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia về vấn đề nghiện ngập cùng nhiều tổ chức cộng đồng đang thúc giục các chính trị gia liên bang phản đối kế hoạch xét nghiệm ma túy đối với những người nhận phúc lợi của chính phủ Turnbull.

Một cuộc điều tra của Thượng viện sẽ tổ chức buổi điều tra công khai tại Sydney vào thứ Tư ngày mai, tập trung vào hai dự luật về phúc lợi đã được trình lên Quốc hội.

Việc xét nghiệm ma túy, cùng với những kế hoạch khác như loại bỏ sự miễn trừ thực hiện nghĩa vụ chung đối với những người nghiện ma túy và rượu bia và những thay đổi trong lý do miễn trừ – là một vài trong số rất nhiều những biện pháp đang gây tranh cãi.
Hơn 1,000 bác sĩ, y tá, và các chuyên gia y tế đã ký đơn gửi cho Quốc hội, bày tỏ sự lo ngại rằng những thay đổi này là sự trừng phạt những người đang có vấn đề với ma túy và nghiện ngập và đẩy họ đến bước đường cùng.

Các thượng nghị sỹ cũng sẽ điều tra những kế hoạch buộc di dân phải đợi tới 15 năm trước khi được nhận trợ cấp tiền già và khuyết tật, và việc cắt trợ cấp hưu trí đối với những người ở nước ngoài quá 6 tuần.

Trường Royal Australasian College of Physicians, một trong số những tổ chức tham gia buổi điều tra, đã cho rằng các biện pháp của chính phủ là ‘không hề có chút hiệu quả nào và gây ảnh hưởng xấu trực tiếp’.
Trường đại học này, đại diện cho hơn 23,000 chuyên gia y khoa trên khắp nước Úc và New Zealand, tin rằng chính sách sẽ chứng tỏ sự lãng phí tài nguyên, tiền bạc và cơ hội.

“Chúng tôi quan ngại những biện pháp của chính phủ chỉ gây thêm tổn hại đáng kể cho những cộng đồng vốn đã phải chịu thiệt thòi và kéo dài thời gian nhận trợ cấp vốn dĩ đã rất lâu.”

Những quan ngại này cũng được Bệnh viện St Vincent Úc đồng tình, đây là một bệnh viện lớn chuyên điều trị các bệnh liên quan đến nghiện rượu và ma túy và dịch vụ cai nghiện ở Sydney và Melbourne.

Tổ chức này cho rằng những biện pháp của chính phủ chỉ khiến người bị nghiện trở nên nhục nhã và lo lắng hơn, và điều đó càng làm họ lún sâu vào nghiện ngập thay vì giúp họ cai nghiện.
Hơn 1,000 bác sĩ, y tá, và các chuyên gia y tế đã ký đơn gửi cho Quốc hội, bày tỏ sự lo ngại rằng những thay đổi này là sự trừng phạt những người đang có vấn đề với ma túy và nghiện ngập và đẩy họ đến bước đường cùng.
Bà Alison Ritter, đến từ Trung tâm nghiên cứu Ma túy và Rượu bia Quốc gia, cho rằng các biện pháp này không phù hợp, không hiệu quả và chỉ gây tổn hại.

Tiến sĩ Marianne Jauncey cũng đến từ Trung tâm nói trên cho rằng

“Việc kiểm tra này sẽ không làm giảm tỷ lệ nghiện ngập, không làm giảm ma túy, mà nó chỉ làm gia tăng tội phạm và sự chia rẽ xã hội. Nếu Quốc hội muốn giảm những tác hại xã hội từ việc nghiện ngập ma túy, thì họ nên đầu tư tiền bạc vào những dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu.

“Chúng tôi kêu gọi Quốc hội nên lắng nghe ý kiến của các chuyên gia y khoa, các y tá làm việc trong lĩnh vực ma túy và rượu bia, các nhân viên xã hội, các chuyên gia tâm lý, các nhà tư vấn trong lĩnh vực y tế cộng đồng. Chúng tôi từ chính những kinh nghiệm của mình muốn nói rằng việc kiểm tra này là không hiệu quả, phản tác dụng và hoàn toàn lờ đi những chứng cứ.”
Chính phủ có kế hoạch triển khai đợt thử nghiệm kiểm tra ma túy bắt đầu từ tháng 1/2018 tại 3 khu vực thí điểm – Mandurah ở Tây Sydney, Logan ở Queensland và Canterbury – Bankstown ở NSW – đợt thử nghiệm này sẽ ảnh hưởng đến 5,000 người.

Các quan chức cấp cao ở Bộ Dịch vụ Xã hội, Bộ Nhân dụng và Bộ Dịch vụ Nhân sự cũng sẽ có mặt tại buổi điều tra.

Họ sẽ tranh luận về đợt thử nghiệm kiểm tra ma túy sắp tới, để xem liệu biện pháp này có hiệu quả trong việc phát hiện ra những người có vấn đề ma túy hay không, đồng thời các chiến lược can thiệp khác cũng được triển khai.

Các bộ ngành cũng cho rằng việc miễn trừ nghĩa vụ chung dựa trên việc sử dụng ma túy và rượu bia không nằm trong kỳ vọng của cộng đồng, và những thay đổi trong lý do miễn trừ sẽ buộc người nhận phúc lợi phải tự giải quyết vấn đề nghiện ngập của họ.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 30 August 2017 3:43pm
Updated 30 August 2017 4:04pm
By Hương Lan
Source: AAP

Share this with family and friends